Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng, tiêu cực

Tuệ Lâm - 23/05/2022 16:55 (GMT+7)

(VNF) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.

VNF
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Ngày 23/5, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022 và 12 giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm.

Theo Phó thủ tướng Chính phủ, trước diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn. Chính phủ quyết tâm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội với những trọng tâm cụ thể.

Đầu tiên là tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ; tập trung kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Khẩn trương triển khai các nghị quyết của hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, nhất là vấn đề đất đai, kinh tế tập thể, hợp tác xã, nông nghiệp, nông dân và nông thôn; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Hai là chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát.

Phó thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tăng thu ngân sách nhà nước bền vững, triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu; có giải pháp hiệu quả duy trì ổn định chuỗi cung ứng.

Ba là triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả. Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả.

Đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục và giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về danh mục dự án sử dụng nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng thương mại và hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… Các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung cao độ cho triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, tạo động lực mới cho sự phát triển.

Đặc biệt, phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành 361km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1; trong quý IV năm 2022, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 và khởi công đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành ... Trình Quốc hội xem xét, quyết định 5 dự án trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng .

Bốn là tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đặc biệt, sớm ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu chính ngạch, khắc phục tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới.

Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Cơ cấu lại thị trường và làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá, phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới. Khẩn trương xử lý từng bước dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm.

Năm là thúc đẩy phát triển liên kết vùng và phát triển đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết đối với các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ (trong quý III, quý IV năm 2022).

Sáu là tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế để theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tăng cường cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Phó thủ tướng tiếp tục yêu cầu thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao trình độ cán bộ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bảy là tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Tám là phát triển kinh tế phải bảo đảm hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, các giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội.

Phó thủ tướng yêu cầu hoàn thiện để ban hành quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng, áp dụng từ tháng 7/2022. Quan tâm hơn nữa thực hiện hiệu quả việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...

Chín là quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương và chủ động thực hiện nghiêm túc, dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm tra về đất đai; rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai, tồn đọng nhiều năm, sớm đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Mười là theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ, nhất là những khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Mười một là triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, chủ động hội nhập quốc tế. Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình đối ngoại cấp cao năm 2022.

Mười hai là đẩy mạnh thông tin truyền thông, phát huy hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội, tập trung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, những thành tựu phát triển của đất nước...

Cùng chuyên mục
Đà Nẵng lập khu vực đổi mới sáng tạo 3.700ha, có đô thị đại học, công viên phần mềm

Đà Nẵng lập khu vực đổi mới sáng tạo 3.700ha, có đô thị đại học, công viên phần mềm

(VNF) - Phân khu Đổi mới sáng tạo là trung tâm đào tạo gắn với khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, đồng thời bổ sung trung tâm y tế cấp vùng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo đề án trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo đề án trung tâm tài chính

(VNF) - Theo Quyết định ngày 15/9 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Phó trưởng ban là Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Người vợ kín tiếng của đại gia Đức 'Cá Tầm', đứng sau loạt dự án BĐS lớn

Người vợ kín tiếng của đại gia Đức 'Cá Tầm', đứng sau loạt dự án BĐS lớn

(VNF) - Bà Hà Thị Phương Thảo (sinh năm 1982) là người sở hữu hàng loạt công ty với vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng. Bà khá kín tiếng trên thương trường, dù các công ty do bà nắm giữ đều là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn tại Khánh Hòa.

Hightech bỏ vốn 1.300 tỷ làm khu công nghiệp hơn 100ha ở Bắc Giang

Hightech bỏ vốn 1.300 tỷ làm khu công nghiệp hơn 100ha ở Bắc Giang

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hightech.

Thừa Thiên Huế: Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không

Thừa Thiên Huế: Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không

(VNF) - Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) được đầu tư 200 tỷ đồng, đã xây dựng hoàn thành và bàn giao nhưng không thể vận hành vì còn thiếu thủ tục.

Báo cáo thị trường du lịch 2024

Báo cáo thị trường du lịch 2024

(VNF) - Mới đây, Công ty Cổ phần AppotaPay công bố báo cáo Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch 2024.

Giải ngân đầu tư công mới đạt 25%, Bình Dương phải điều chỉnh kế hoạch

Giải ngân đầu tư công mới đạt 25%, Bình Dương phải điều chỉnh kế hoạch

(VNF) - Bình Dương nằm trong nhóm giải ngân vốn đầu tư công khá cao nhưng vẫn chưa như kỳ vọng. Do vậy, UBND tỉnh Bình Dương vừa quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Hỗ trợ phục hồi sau bão lũ: Nhanh hơn và hiệu quả hơn

Hỗ trợ phục hồi sau bão lũ: Nhanh hơn và hiệu quả hơn

(VNF) - Để hỗ trợ phục hồi sau bão lũ, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.

Đấu giá đất Thanh Oai 100 triệu/m2: Chủ nhân 55/68 lô chính thức bỏ cọc

Đấu giá đất Thanh Oai 100 triệu/m2: Chủ nhân 55/68 lô chính thức bỏ cọc

(VNF) - Đã hết thời gian nộp tiền nhưng chỉ có 13/68 lô đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (Hà Nội) hoàn thành nghĩa vụ tài chính. 55 lô bị bỏ cọc có giá trúng từ 80 triệu đồng/m2 đến hơn 100 triệu đồng/m2.

Bão lũ phá nát hơn 31.500 tỷ của nông dân

Bão lũ phá nát hơn 31.500 tỷ của nông dân

(VNF) - Bộ NN & PTNT cho biết, tổng thiệt hại ban đầu ước trên 31.596 tỷ đồng. Các địa phương vẫn đang rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.