Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 24/6 vừa qua, 23 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang được bán hết sau 4 giờ livestream. Các TikToker đã thực hiện 26 phiên livestream, thu hút gần 1,7 triệu lượt xem và nhận về 5.128 đơn hàng. Tổng doanh thu bán vải thiều thu được trong buổi phát sóng trực tiếp này là 1,2 tỷ đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên vải thiều Bắc Giang được bán thông qua hình thức livestream. Vào năm 2021, nông dân Bắc Giang đã bắt đầu livestream trên các nền tảng mạng xã hội và bán được nhiều số lượng lớn vải thiều.
Mấy năm gần đây, việc nông sản Việt được “săn đón” trong những phiên livestream trên các nền tảng mạng xã hội không còn là điều hiếm gặp. Không khó để có thể bắt gặp những livestream bán các loại nông sản, từ rau củ quả đến đặc sản các vùng miền như thịt trâu gác bếp, chè búp… trên TikTok, Facebook.
Có thể nói xu thế livestream bán nông sản trên các nền tảng mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ và dần trở thành một kênh bán hàng mới cho nông sản Việt Nam.
Nếu trước đây, người nông dân vốn chỉ quen với việc trồng trọt, chăn nuôi và bán sản phẩm qua các thương lái hay bán trực tiếp tại chợ truyền thống thì giờ đây họ bắt đầu “dời chợ” lên các nền tảng thương mại điện tử. Và có những ngày vào vụ thu hoạch, thời gian họp chợ onlien có khi còn nhiều hơn thời gian ra ruộng.
Nông dân đã rất nhanh chóng học cách livestream qua điện thoại, đầu tư vào nội dung, tạo dựng các đoạn video ngắn và hình ảnh bắt mắt để giới thiệu nông sản cho khách hàng. Nhiều nông dân đã bắt kịp xu thế hiện nay khi tổ chức livestream ngay tại vườn, phát trực tiếp quy trình từ sản xuất đến thu hoạch và đóng gói sản phẩm. Những người xem đã bị thuyết phục và quyết định xuống tiền để mua sản phẩm. Nhu cầu đối với các mặt hàng tươi sống, nông sản trên các nền tảng thương mại trực tuyến tăng mạnh, giúp nhiều nông dân trở thành doanh nhân với chi phí không đáng kể.
Đã có không ít nông dân nay trở thành các nhà sáng tạo nội dung có tiếng trên TikTok. Những kênh TikTok như Hana Ban Mê, Thơ nông sản, Món lạ vườn nhà… nhận được hàng triệu lượt yêu thích và trở thành địa chỉ bán nông sản được nhiều người tiêu dùng tin cậy.
Thói quen của người tiêu dùng thay đổi nhờ sự ra đời của các ứng dung công nghệ và đại dịch Covid-19, đã thúc đẩy phát triển hình thức bán hàng qua livestream. Thay vì lựa chọn các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, thì giờ đây, nhiều người tiêu dùng lại dành phần lớn thời gian để mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử như TikTok Shop, Shoppe, Lazada,…
Vân Đoàn, một bạn trẻ thường xuyên “chốt đơn” từ những livestream trên TikTok cho biết: “Trước đây mình hay chọn mua rau củ, hoa quả ở các siêu thị. Thế nhưng giờ đây, mình chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể xem hàng và đặt mua chỉ sau một vài thao tác đơn giản. Chất lượng thực phẩm cũng không quá khác biệt so với hàng hóa được bán tại các siêu thị. Chưa kể, có những lần mình mua được rau củ với giá tốt nhờ những ưu đãi của người bán hàng”.
Đại diện Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương chia se, bán hàng qua livestream mang lại cái nhìn chân thật hơn về các loại hàng hóa, giúp người mua phần nào yên tâm hơn về chất lượng của nó. Không những vậy, hình thức bán hàng qua livestream cũng giúp loại bỏ được các khâu trung gian, đưa mặt hàng từ nơi sản xuất đến thẳng tay của người tiêu dùng. Nhờ đó, không chỉ người nông dân có lợi nhuận nhiều hơn nhờ cắt giảm được các chi phí liên quan mà người mua cũng được mua hàng tận gốc với giá phải chăng.
Hiện nay, Bộ TT&TT cùng các địa phương đan hỗ trợ đưa hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Các khóa đào tạo, tập huấn giúp người nông dân làm quen với hoạt động buôn bán online, livestream được triển khai tại nhiều tỉnh thành.
Đi trước Việt Nam, nhiều nông dân Trung Quốc đã đổi đời nhờ hình thức bán hàng qua livestream. Ở nhiều vùng nông thôn tại Trung Quốc, việc bán hàng online, bán hàng qua livestream đang dần trở thành chuẩn mực mới. Người dân ở nhiều vùng nông thôn đã tận dụng nền tảng livestream để tiếp cận khách hàng.
Theo Bloomberg, các nền tảng livestream đã mang lại bước ngoặt lớn cho thị trường nông sản tại quốc gia tỷ dân này. Số lượng nông dân trở thành streamer tại Trung Quốc ngày càng đông đảo. Tính đến cuối tháng 3/2021, đã có hơn 100.000 nông dân Trung Quốc tham gia nền tảng livestream của ứng dụng mua sắm Taobao.
Doanh thu của các nhà sáng tạo nội dung ở nông thôn vào năm 2020 đã tăng gấp 15 lần so với năm trước đó và vẫn đang tiếp tục tăng trong thời gian gần đây, theo thống kê của ByteDance.
Ông Gouwei – một nông dân ở Trung Quốc đã thu về 6 triệu NDT chỉ trong 20 phút livestream bán lựu trên nền tảng Douyin. Hay như bà Gou nhận được khoảng 50.000 đơn hàng trong mỗi lần livestream, đạt doanh thu ít nhất 9 triệu NDT mỗi tháng. Các sản phẩm của bà khá đa dạng, từ bí ngô mini cho tới đào rừng hay nhiều loại rau củ quả khác.
Hình thức bán hàng qua livestream đang mở ra hướng đi mới cho tiêu thụ nông sản tại nhiều địa phương, giúp người nông dân có thể tự chủ được đầu ra cho nông sản của mình. “Bán hàng qua livestream, thương mại điện tử đang là tương lai của nền nông nghiệp toàn cầu”, tờ Bangkok Post nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.