'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhân dịp đầu năm mới Quý Mão 2023, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có những chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về mục tiêu trong năm 2023 và chính sách thu hút đầu tư của thành phố trong thời gian tới.
- Năm 2022 khép lại, ông đánh giá như thế nào về tình hình thu hút đầu tư vào TP. Đà Nẵng trong năm qua?
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng: Năm 2022, kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp tập trung giải ngân vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức thành công Diễn đàn đầu tư năm 2022; chủ động, linh hoạt tiếp cận (trực tuyến, trực tiếp) và làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng để kêu gọi đầu tư, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trước, trong và sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Về thu hút đầu tư trong nước, trong năm 2022, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 33 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 13.869 tỷ đồng, tăng 6 dự án và tăng 79% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 12 dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao với tổng vốn đăng ký đạt 9.916 tỷ đồng và 21 dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao với tổng vốn đạt 3.953 tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 2022, thành phố đã đón tiếp 153 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, tăng 108 đoàn so với cùng kỳ năm 2021; đồng thời tổ chức thành công các đoàn công tác của lãnh đạo thành phố và các sở, ban, ngành ở nhiều nước như Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia Châu Âu...
Toàn thành phố có 50 dự án FDI cấp mới chứng nhận (tăng 6 dự án so cùng kỳ năm 2021). Có 53 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp đạt 58.51 triệu USD; 38 dự án xin điều chỉnh vốn, phần vốn điều chỉnh tăng thêm 6,58 triệu USD. Trong năm 2022, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm, bao gồm cả vốn góp mua cổ phần của khu vực FDI đạt 135,3 triệu USD, bằng 78,7% so với cùng kỳ năm 2021.
- Có thể thấy, tình hình thu hút đầu tư FDI vào Đà Nẵng năm 2022 chưa có sự đột phá. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân?
Trong năm vừa qua, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng.
Về khách quan, có thể thấy với các biện pháp đóng cửa do dịch Covid-19 trong 2 năm qua khiến việc tiếp cận của các nhà đầu tư đến với Đà Nẵng có nhiều hạn chế. Sự hạn chế của các đường bay quốc tế đã làm chậm kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư mới của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng trong việc mở rộng đầu tư tại các thị trường mới do ảnh hưởng bởi xung đột chính trị châu Âu. Bên cạnh đó, việc thu hút thành công một dự án FDI có chất lượng cao vào Đà Nẵng cần thời gian khoảng từ 1-2 năm.
Hiện nay tỷ lệ cho thuê đất tại các khu công nghiệp đã trên 85%, hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp chưa đầy đủ để thu hút đầu tư và thành phố còn phải tập trung kêu gọi đầu tư đối với khu công nghiệp mới nên chưa có đủ mặt bằng để triển khai.
Trong khi đó, nhà đầu tư muốn hưởng các ưu đãi đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng cần phải đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm và công nghệ, suất đầu tư… theo quy định. Thực tế cho thấy số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được các tiêu chí này còn khá khiêm tốn.
Đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ, logistics, việc xúc tiến đầu tư gặp nhiều vướng mắc, thời gian kéo dài do các thủ tục liên quan đến quy hoạch, đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Ngoài ra, thành phố đang triển khai tháo gỡ các điểm nghẽn về đất đai trong quá trình thực hiện các kết luận thanh tra, điều tra; một số quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng.
- Để phát huy tối đa thế mạnh, thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tập trung thu hút vào những lĩnh vực nào, thưa ông?
Với mục tiêu đến năm 2045 xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống theo Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian đến, thành phố tập trung ưu tiên nguồn lực, chú trọng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực thành phố có nhiều thế mạnh phát triển.
Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, thành phố tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới…), R&D, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện – điện tử, dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch – bất động sản giá trị cao, tài chính, thể dục – thể thao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái.
Giai đoạn 2025 – 2030, thành phố sẽ tập trung thu hút đầu tư các dự án sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, công nghệ thông tin, R&D, dịch vụ tài chính, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, du thuyền quốc tế, văn hóa.
Đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thành công khoảng 7 tỷ USD.
Hiện nay thành phố đang tập trung triển khai kêu gọi vốn đầu tư vào dự án Khu phức hợp trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp trên đường Võ Văn Kiệt. Chỉ riêng dự án này kỳ vọng sẽ thu hút tối thiểu 2 tỷ USD vốn đầu tư. Cả cụm dự án kỳ vọng sẽ trở thành một siêu dự án trên địa bàn thành phố.
Đầu tháng 12/2022, thành phố đã khởi công xây dựng phần cơ sở hạ tầng dùng chung của dự án Cảng Liên Chiểu. Thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư 2 bến container đầu tiên, dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2023. Dự án hiện nay đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, thành phố cũng đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án có ý nghĩa khác như: Khu tổ hợp thương mại, thể thao, giải trí quốc tế; Không gian đổi mới sáng tạo; Viện dưỡng lão; Bệnh viện quốc tế; Trường liên cấp quốc tế…
Vì vậy, mục tiêu đến năm 2030 thu hút FDI đạt 7 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở.
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thu hút nguồn vốn FDI từ các thị trường truyền thống, trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Đức...; tận dụng và khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện); chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tăng cường quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng khác, tiêu biểu như Ấn Độ.
- Năm 2023, mục tiêu tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ước tăng 6,5-7% so với ước thực hiện 2022. Vậy thành phố sẽ làm gì để đạt được mục tiêu này?
Để đạt được mục tiêu trên, năm 2023, thành phố sẽ tập trung tiếp tục phục hồi và phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch ban đêm; tổ chức các sự kiện, lễ hội để thu hút khách. Đặc biệt, thành phố đang nỗ lực kêu gọi các nguồn xã hội hóa để triển khai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng...
Thành phố cũng tích cực phối hợp, làm việc với các bộ ngành Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Khu phi thuế quan, Trung tâm tài chính và trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và đầu tư Khu phi thuế quan thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh trong thời gian sớm nhất. Khẩn trương hoàn thành các thủ tục để đưa Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đi vào hoạt động; triển khai lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Hòa Nhơn, Hoà Khánh Nam và đẩy nhanh tiến độ đầu tư để sớm thu hút doanh nghiệp vào hoạt động. Song song, thành phố sẽ kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu công nghiệp mới.
Đối với dự án cảng Liên Chiểu, thành phố đang phối hợp thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư bến 1, 2 nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
- Thành phố đã có những kiến nghị, đề xuất gì với Trung ương trong năm 2023 nhằm thúc đẩy sự phát triển, tháo gỡ những khó khăn cho thành phố?
Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để Bộ Giao thông vận tải có cơ sở thẩm định, phê duyệt Đồ án quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở triển khai các dự án trong phạm vi Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đối với dự dự án di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố và tái phát triển đô thị là dự án quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng của thành phố đã được xác định tại Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2003, Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 và Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên đến nay đã gần 20 năm vẫn chưa triển khai thực hiện. Vì vậy, thành phố đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm thống nhất bố trí nguồn kinh phí cho dự án; đồng thời giao UBND TP. Đà Nẵng làm chủ đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, làm công tác chuẩn bị đầu tư và sớm tổ chức triển khai dự án.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.