Chủ tịch Quốc hội: 'Nghiên cứu gia hạn hạn biểu giá điện gió'

PV - 07/11/2021 10:53 (GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội nhất trí đề nghị Chính phủ nghiên cứu gia hạn thời hạn áp dụng biểu giá điện gió, nhất là với các dự án đã làm xong nhưng chưa vận hành được do Covid-19.

VNF
Tín hiệu lành đối với các dự án điện gió

Ngày 6/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và thực hiện Nghị quyết 31 về dừng chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trước đề xuất gia hạn thêm giá FIT với điện gió đến tháng 3/2022 của tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí đề nghị Chính phủ nghiên cứu, nhất là với các dự án đã làm xong nhưng chưa vận hành thương mại kịp trước ngày 1/11/2021 do chịu tác động của dịch.

Theo quyết định 39, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy vận hành thương mại trước 1/11 và áp dụng trong 20 năm.

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, 84 nhà máy điện gió, tổng công suất 3.980,27 MW kịp vận hành thương mại, hoà lưới trước ngày 1/11, để hưởng giá FIT trong 20 năm. Còn lại 62 dự án không kịp vận hành để hưởng giá ưu đãi này.

Cũng tại buổi làm việc, tỉnh Ninh Thuận đề xuất cấp có thẩm quyền sớm ban hành cơ chế mới giá điện mặt trời, sau khi cơ chế giá ưu đãi đã hết hạn. Về đề xuất này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan (Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư) sớm ban hành để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp

Cơ chế giá ưu đãi theo Quyết định 13 về khuyến khích phát triển điện mặt trời đã hết hiệu lực từ 31/12/2020. Các dự án đầu tư, vận hành sau thời điểm này được Bộ Công Thương cho biết sẽ chuyển sang cơ chế giá đấu thầu. Tuy nhiên, hiện cơ chế này vẫn chưa được bộ ban hành, nhiều dự án có quy hoạch không thể triển khai vì không có cơ chế giá.

Liên quan tới chính sách tháo gỡ khó khăn khi dừng chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét cho Ninh Thuận được áp dụng tỷ lệ vay lại 10% với các dự án đầu tư mới sử dụng vốn ODA quan trọng, cấp bách. Tỷ lệ này trước mắt có thể áp dụng đến năm 2023. Nếu cần thiết có thể nghiên cứu để có cơ chế, chính sách đặc thù cho Ninh Thuận.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Nghị quyết 31 của Quốc hội và Nghị quyết số 115 của Chính phủ đều đã có chủ trương phát triển nguồn điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để thực hiện chủ trương tại hai Nghị quyết này, cố gắng đưa vào kỳ quy hoạch sớm hơn.

Về đầu tư lưới điện, nếu chuẩn bị kịp, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ báo cáo Quốc hội để xem xét tại Kỳ họp chuyên đề cuối năm nay. Dự án Luật sửa đổi Luật Điện lực cũng đã đề cập vấn đề đầu tư hệ thống truyền tải điện để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng hạ tầng lưới điện.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

(VNF) - Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu thuần hơn 162.045,5 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về gần 444 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,25%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 2,5 đồng lãi.

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

(VNF) – Trong bối cảnh hệ thống của các doanh nghiệp trải dài trên nhiều nền tảng khác nhau như hiện nay, nếu thiết kế an toàn bảo mật theo hướng bảo vệ tất cả nguy cơ thì sẽ khiến chi phí bảo vệ tăng lên rất cao. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung thiết kế theo hướng phục hồi hệ thống nhanh chóng.

Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo nghiêm trọng về 'sự hủy hoại'

Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo nghiêm trọng về 'sự hủy hoại'

(VNF) - Theo Phó thống đốc thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga Vladimir Chistyukhin, Nga phải tìm những cách khác để thanh toán cho hàng xuất khẩu, nếu không nền kinh tế bị trừng phạt của nước này sẽ phải đối mặt với sự "hủy hoại".

Mãn nhãn với biệt thự ‘ở tạm’ của đại gia Minh Nhựa

Mãn nhãn với biệt thự ‘ở tạm’ của đại gia Minh Nhựa

(VNF) - Xa hoa và tỉ mỉ đến từng chi tiết là những điều dễ cảm nhận nếu bạn ghé thăm căn biệt thự nằm ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) của doanh nhân Minh Nhựa.

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

(VNF) - Theo các chuyên gia, miếng bánh cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới.

DN đồng loạt trả dự án đòi lại tiền: Ẩn chứa điều gì bất ổn?

DN đồng loạt trả dự án đòi lại tiền: Ẩn chứa điều gì bất ổn?

(VNF) - Theo nhận định của ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam, việc doanh nghiệp trả lại dự án bất động sản ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư về tỉnh Quảng Nam.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'gỡ rào cản' để hợp tác hàng không vũ trụ

Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'gỡ rào cản' để hợp tác hàng không vũ trụ

(VNF) - Trung Quốc hoan nghênh các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới nghiên cứu các mẫu đá Mặt trăng từ Sứ mệnh Hằng Nga 6 (Chang'e 6), bao gồm cả Mỹ nếu nước này “gỡ bỏ những trở ngại” đối với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Tham gia BHXH sau 1/7/2025 không được hưởng BHXH một lần

Tham gia BHXH sau 1/7/2025 không được hưởng BHXH một lần

(VNF) - Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (dự kiến 1/7/2025), sẽ không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

(VNF) - Công ty TNHH Đồ dùng thể thao Tân Sinh Việt Nam đang đề xuất mua lại 100% cổ phần vốn góp của Công ty TNHH Dệt may Thời Đại tại Cụm công nghiệp Đông Ái Tử - Quảng Trị.

Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

(VNF) - Tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư lên đến nghìn tỷ đồng vẫn chưa tìm được chủ đầu tư.