Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch VCCI nhận xét: "Về tăng trưởng, qua các báo cáo, chúng ta dường như đã hơi quá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới".
"Mặc dù giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế tăng trưởng khả quan với tốc độ trung bình ước tính khoảng 6,57%/năm, nhưng việc đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5-7%/năm trong cả giai đoạn 2016-2020, theo tôi, vẫn là thách thức rất lớn", ông Lộc nói.
Theo Chủ tịch VCCI, nền kinh tế của chúng ta hiện nay có độ mở rất cao vì thế rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt tiền tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và giữa các nền kinh tế lớn có nguy cơ tiếp tục leo thang, thì liệu Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10% mỗi năm cho 2 năm tới? và liệu các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài có tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam? Trong khi cả xuất khẩu và đầu tư FDI đang là các động lực chính của tăng trưởng.
"Nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tăng trưởng kinh tế Mỹ trong giai đoạn 2019-2020 đang được điều chỉnh theo hướng giảm đi, trong bối cảnh đó, tôi cho rằng các xu hướng về xuất khẩu và đầu tư trong thời gian tới sẽ khó khả quan và thuận lợi như trong 3 năm qua đối với nền kinh tế của chúng ta. Và do vậy, tôi đề nghị, việc xác định các mục tiêu khác như thu/chi ngân sách, nợ công… rất cần có sự thận trọng và cân nhắc kỹ, không nên dựa vào kế hoạch tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 6,5%", ông Lộc nêu quan điểm.
Cũng theo ông Lộc, trong khi lạc quan về tăng trưởng, thì Chính phủ lại có vẻ như còn thiếu tự tin đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Ông Lộc dẫn giải, trong 3 năm qua, đặc biệt là trong năm 2018, chúng ta vẫn luôn giữ được lạm phát ở mức dưới 4% bất chấp những biến động mạnh về giá dầu, giá thực phẩm và tỷ giá diễn ra đồng thời. Đó là một trong những thành tựu quan trọng bậc nhất, thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành kinh tế của Chính phủ. Lạm phát thấp đã và đang tạo điều kiện cho việc ổn định giá cả, ổn định lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn. Vậy tại sao chúng ta lại không tiếp tục kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%.
"Với việc Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát “khoảng 4%” thay cho “dưới 4%” trong năm 2019, thì tôi cũng không rõ, tới đây Quốc hội sẽ đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu này như thế nào? Nếu lạm phát là 4,1 - 4,2%, thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu là 4,3 - 4,4 - 4,5% thì có còn gọi là hoàn thành nhiệm vụ được không? Tôi cho rằng việc chuyển từ một mục tiêu cứng và rõ ràng (dưới 4%) sang một mục tiêu mềm và có phần mơ hồ hơn (khoảng 4%) là một bước lùi trong hoạch định chính sách. Và hậu quả sẽ khó lường", Chủ tịch VCCI thẳng thắn nói.
Chủ tịch VCCI cũng lo ngại Khi Chính phủ không bị ràng buộc bằng một mục tiêu kiềm chế lạm phát cứng thì sự quyết liệt trong thực hiện sẽ giảm đi nhiều. Các bộ ngành sẽ không còn phải cân nhắc nhiều khi đưa ra những đề xuất tăng giá, phá giá, điều chỉnh giá hay đưa ra các sắc thuế mới... Nếu Chính phủ bằng lòng với mức lạm phát trên 4%, thì người dân sẽ có quyền đặt câu hỏi: liệu trong tương lai, mục tiêu lạm phát có được điều chỉnh thành “khoảng 5%” hay “khoảng 6%”? Và liệu các nhà đầu tư có còn tin rằng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn luôn là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của Chính phủ? Rồi lãi suất, tỷ giá liệu có “té nước theo mưa” cùng với sự điều chỉnh mục tiêu lạm phát theo đề xuất của Chính phủ?
"Tóm lại, khi thay đổi mục tiêu lạm phát từ 'dưới 4%' thành 'khoảng 4%', Chính phủ dường như đang rút khỏi một cam kết 'Vàng' đang được người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng lòng ủng hộ. Và với sự điều chỉnh này, Chính phủ sẽ khó bảo đảm thực hiện được nghị quyết của Quốc hội về việc đưa lạm phát về mức dưới 3% vào cuối nhiệm kỳ này", ông Lộc nhấn mạnh.
Về mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020, ông Lọc cho rằng cả trong Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế đều có chung một nhận định đây là một mục tiêu đầy thách thức.
"Tôi nhớ lại, mười mấy năm trước, khi còn tại nhiệm, Cố Thủ tướng Phan Văn khải - vị Thủ tướng của luật doanh nghiệp - cũng đã đặt ra mục tiêu nước ta có được 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010. Nhưng chúng ta đã trễ hẹn tới 6 năm để thực hiện mục tiêu này, vậy lần này, câu hỏi được đặt ra là: Liệu mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 của Chính phủ có hay không thêm một lần lỡ hẹn?
Vào thời điểm này, sau nhiều nỗ lực để xây dựng quốc gia khởi nghiệp và đã nói rất nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng chúng ta mới chỉ có 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động và để đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp sau 2 năm nữa, mỗi năm, chúng ta phải có thêm ít nhất trên 200.000 doanh nghiệp mới ra đời. Nhiệm vụ gần như là bất khả thi", Chủ tịch VCCI nói.
Sau khi bàn về mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Đại biểu Lộc đề nghị Chính phủ có các giải pháp để "khai thông các điểm nghẽn”.
“Tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội luật sửa đổi các luật kế toán và luật thuế để có thể áp dụng một chế độ kế toán và thuế thật đơn giản, dễ áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như các nước khác đã làm. Đây là giải pháp có ý nghĩa đột phá. Giải pháp này cộng hưởng với những nỗ lực cải cách quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, đặc biệt là trong việc cắt bỏ giấy phép con và các thủ tục hành chính…”, ông Lộc nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.