Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối tháng 12/2017, Viện kiểm sát đã truy tố ông Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
7 bị can trong vụ án này gồm ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN); ông Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN); ông Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN); ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN); ông Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN); ông Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN); ông Phan Đình Đức (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165 khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Riêng bị can Ninh Văn Quỳnh còn bị truy tố thêm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 280 khoản 4 điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng, 7 bị can trên đã làm trái các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN.
Trước đó, ngày 29/9/2017, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, chung thân đối với bị cáo Hà Văn Thắm trong vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản" xảy ra tại OceanBank.
Liên quan đến bị cáo Đinh La Thăng, sau 14 ngày xét xử và nghị án, ngày 22/1/2018, TAND Hà Nội tuyên án với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Theo đó, bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù; bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội Tham ô tài sản; ông Ninh Văn Quỳnh 7 năm tù.
Vừa qua, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã đưa ra xét xử vụ án gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại 4 ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank và VNCB. Tuy nhiên sau nhiều ngày nghị án, HĐXX thấy còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Ông Phạm Công Danh.
HĐXX cho biết, do thiếu chứng cứ để chứng minh theo quy định Luật dân sư, không thể bổ sung tại phiên tòa được nên quyết định trả hồ sơ bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm khác.
Cụ thể, việc điều tra bổ sung nhằm làm rõ các vấn đề của quá trình xét hỏi, các bị cáo khẳng định không quen biết bị cáo Phạm Công Danh, không biết các công ty vay làm gì mà chỉ biết các công ty này do Phạm Công Danh giới thiệu, các bị cáo thừa nhận có sai sót nhưng không cố ý. Việc này chưa chứng minh được nên HĐXX cần điều tra xem xét.
Tại phiên tòa, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang thừa nhận có gặp bàn bạc nhưng bàn bạc về việc vay tiền chứ không có mục đích nào khác. Trầm Bê thừa nhận gặp bị cáo Danh là theo quy trình vay tín dụng, việc sai sót là vấn đề nghiệp vụ cấp dưới. Việc phê duyệt là theo chủ trương, không biết mục đích thực sự của bị cáo Danh vay tiền. Qua hai yêu cầu trên, HĐXX nhận thấy cần xem xét khách quan toàn diện vụ án để đàm bảo tuyên đúng người, đúng tội, tránh oan sai.
Đáng chú ý, theo HĐXX cần điều tra bổ sung để xác định dòng tiền 6.126 tỷ đồng sử dụng cho những mục đích nào. Khi xác định tiền vay tại các ngân hàng, cần điều tra làm rõ việc Phạm Công Danh và đồng phạm có chiếm đoạt tài sản này hay không, nếu có thì là bao nhiêu, thời điểm xảy ra vụ án.
VKS đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ ba ngân hàng (Sacombank, BIDV và TPBank) để trả lại cho CBBank. Bên cạnh đó, VKS cũng đề nghị xem xét dòng tiền vay từ các ngân hàng, nếu xét là vật chứng thì thu hồi. Hiệp hội ngân hàng cho rằng nếu chấp thuận thu hồi thì gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính. HĐXX thấy cần làm rõ Phạm Công Danh có hành vi cố ý làm trái nào, vi phạm quy định nào, trên cơ sở đó cần xét rõ làm căn cứ thu hồi.
Ngoài hai vụ án trên, vụ án đáng chú ý tiếp theo là vụ 10 cán bộ ngân hàng NaviBank liên quan đến "siêu lừa" Huyền Như.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND TP HCM để chuẩn bị xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (gọi tắt Navibank), truy tố 10 bị can nguyên lãnh đạo và cán bộ ngân hàng này.
Đây là vụ án được cơ quan CSĐT bộ Công an tách ra từ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Kiểm soát viên, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank, chi nhánh TP HCM) giai đoạn 2.
Tháng 10/2010, Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi để hưởng lãi suất cao nên đã thông qua Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) để thỏa thuận với Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng Nguồn vốn Navibank) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè sẽ được hưởng lãi suất ghi trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm.
Thỏa thuận xong, Hội đồng tín dụng của Navibank ký biên bản đồng ý cấp tín dụng cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.543 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank TP HCM.
Với khoản tiền gửi trên, Navibank thu về lãi 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng.
Ngay sau khi các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại Vietinbank, Huyền Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, chuyển tiền đi trả nợ vay cá nhân của Như.
Đến tháng 7/2011, VietinBank chi nhánh Nhà Bè quyết toán cho Navibank hơn 1.000 tỷ đồng, còn hơn 500 tỷ đồng chưa đến hạn quyết toán. Số tiền này được gửi vào VietinBank TP HCM bằng 18 hợp đồng có thời hạn 4 tháng, lãi suất 14%/năm.
Ngày 7/9/2011, Huyền Như đã tất toán 12 hợp đồng với số tiền 300 tỷ đồng cho phía Navibank, còn 6 hợp đồng có giá trị 200 tỷ đồng đã bị Như chiếm đoạt. Theo kết luận trong bản cáo trạng của VKS Nhân dân Tối cao, việc gửi tiền vào Vietinbank của lãnh đạo Navibank là trái luật, tạo điều kiện để Như chiếm đoạt số tiền trên.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.