'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào chiều 12/11, nhiều cửa hàng của hệ thống chuỗi cửa hàng thời trang Seven.Am tại Hà Nội bất ngờ đóng cửa. Chẳng hạn như Seven.Am tọa lạc tại 267 Lạc Long Quân đóng cửa, bên trong không có nhân viên nào, chỉ có một số mẫu quần áo được trưng bày bên trong.
Tương tự, cửa hàng tại 146 Tôn Đức Thắng cũng cửa đóng then cài. Đây là một trong năm cửa hàng bị lực lượng chức năng kiểm tra trước đó. Hiện các quầy, kệ bên trong gần như trống trơn.
Đáng chú ý, Seven.Am không đưa ra thông báo nào về sự ngưng trệ nói trên, kể cả trên website hay fanpage. PV nhiều lần liên lạc vào các số điện thoại chăm sóc khách hàng, bán hàng online nhưng đều không nhận được phản hồi.
Trao đổi với báo chí, ông Đặng Quốc Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần MHA (công ty sở hữu thương hiệu Seven.Am), cho biết lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã vào làm việc, kiểm tra doanh nghiệp này trước thông tin nghi vấn doanh nghiệp bóc tem mác hàng Trung Quốc để gắn mác Việt Nam.
“Hiện chúng tôi đang chờ kết quả kiểm tra từ QLTT”, ông nói. Ông cho biết thêm do vướng việc kiểm tra này nên công ty quyết định tạm đóng cửa cho tới khi có kết luận từ phía nhà chức trách.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 12/11, thông tin từ Tổng cục QLTT cho hay lực lượng chức năng của ngành vừa thu giữ một số lượng rất lớn sản phẩm của thương hiệu thời trang Seven.Am sau khi báo chí phản ánh về nghi vấn cắt nhãn mác Trung Quốc.
Theo đó, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) đã chia thành năm tổ tiến hành kiểm tra năm địa điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.Am. Tại thời điểm kiểm tra, QLTT chưa phát hiện có chữ Trung Quốc gắn trên sản phẩm.
Tuy nhiên, chủ năm cửa hàng kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.Am trên địa bàn Hà Nội chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, vì vậy Đội QLTT số 14 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hơn 9.000 sản phẩm để điều tra làm rõ. Những sản phẩm này đa số là váy, áo khoác, áo sơmi, đầm, áo vest, ví…
“Cùng với việc tạm giữ toàn bộ số sản phẩm trên, QLTT còn tiến hành lấy ba mẫu sản phẩm để giám định chất lượng”, đại diện Tổng cục QLTT cho biết thêm.
Trước đó báo chí phản ánh khách hàng của Seven.Am tố một số sản phẩm tại chuỗi cửa hàng này bị cho là cắt nhãn mác Trung Quốc để gắn nhãn mác của thương hiệu này. Cụ thể, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Seven.Am. Việc tự ý gắn mác “Made in Vietnam” trong khi hàng hóa lại được gia công ở nước ngoài là sai quy định.
Ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng giám đốc đơn vị này, xác nhận với báo chí rằng có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hóa đơn.
“Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác Seven.Am. Khi bán hàng, nhân viên cũng nói rõ đây là hàng Trung Quốc”, ông Hải Anh nói.
Thương hiệu thời trang Seven.Am ra mắt vào năm 2009, đến nay phát triển tới 24 cửa hàng tại 18 tỉnh, TP lớn trên cả nước. Seven.Am là thương hiệu thời trang khá nổi tiếng và được quảng bá là “Made in Vietnam”. Tính đến tháng 5/2018, ông Nguyễn Vũ Hải Anh là cổ đông lớn nhất nắm giữ 60% cổ phần của Công ty MHA - doanh nghiệp được thành lập từ năm 2008, hiện có vốn điều lệ 9,9 tỉ đồng. Hai cổ đông còn lại là ông Đặng Quốc Anh, hiện đang giữ vị trí giám đốc (sở hữu 30%) và bà Nguyễn Vũ Mai Hương (10%). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.