Thị trường

Chuỗi sản xuất và bán lẻ vượt khó, nỗ lực phòng dịch

(VNF) - Đứng trước rất nhiều khó khăn từ nguồn lực đến chi phí, các đơn vị sản xuất, bán lẻ nhu yếu phẩm hiện nay đang nỗ lực hết mình để cung ứng hàng hóa, đảm bảo đời sống, bảo vệ sức khỏe cho khách hàng và người lao động. Theo đó, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt 5k, chỉ thị “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường hai điểm đến”, các đơn vị này còn triển khai những biện pháp tăng cường khác.

Chuỗi sản xuất và bán lẻ vượt khó, nỗ lực phòng dịch

Chuỗi sản xuất và bán lẻ vượt khó, nỗ lực phòng dịch.

Nỗ lực để khắc phục khó khăn

Thực tế thời gian qua, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng hàng hóa cho người dân, các nhà máy sản xuất đã chi hàng ngàn tỷ đồng để bố trí sản xuất “3 tại chỗ”. Và con số chi phí này có thể còn tăng khủng hơn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ở những nhà máy càng quy mô, thì áp lực càng gia tăng cho công tác vừa ổn định sản xuất, vừa an toàn chống dịch. Từ việc gia tăng chi phí vận hành như chi phí cho điều kiện ăn ở cho CBNV, chi phí xét nghiệm 3 ngày/lần, mua sắm trang thiết bị lưu trú, tổ chức các bữa ăn cho người lao động, sát trùng, khử khuẩn nhà máy… cho vấn đề thiếu hụt nhân sự cũng đang là một bài toán đau đầu cho cả nhà máy lẫn hệ thống bán lẻ. Nhất là trong bối cảnh việc tiêm vaccine còn nhiều hạn chế.

Masan là một trong số ít doanh nghiệp trong cả nước hiện nay có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối và bán lẻ các loại hàng hoá thực phẩm và hàng hoá thiết yếu. Tập đoàn này cho biết khi quy mô và chuỗi dây chuyền càng lớn, khó khăn trong vận hành sẽ tăng không chỉ ở hiện hữu bằng cấp số nhân hay thể hiện hữu hình được. Đặc biệt là công tác ổn định tâm lý và khích lệ tinh thần của từng thành viên trong các chuỗi mắc xích sản xuất, bán lẻ là vô cùng quan trọng.

Chủ động phòng chống dịch vì an toàn của khách hàng, người lao động là ưu tiên hàng đầu

Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, với hơn 30 nhà máy và nhiều trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn tại hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước và hệ thống gần 2.500 siêu thị/ cửa hàng Vinmart/Vinmart+ và hơn 200.000 điểm bán lẻ truyền thống với số nhân viên trên dưới 40.000 người, Masan đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch, thiết lập không gian sản xuất và mua sắm an toàn.  

Đơn cử như tại nhà máy MSI có khoảng 1.800 nhân viên. Hệ thống tiến hành kiểm tra xét nghiệm cho công nhân định kỳ tại nhà máy để họ không phải đi lại nhiều. Ngoài tuân thủ các quy định chung về “3 tại chỗ” của nhà nước, doanh nghiệp còn có những sáng kiến riêng: động viên tinh thần, hỗ trợ người lao động bằng các chính sách kịp thời, cụ thể: hỗ trợ sức khỏe, hỗ trợ thu nhập: “Tập đoàn sẵn sàng trả lương cho F1, F2 nếu bắt buộc phải cách ly ở nhà. Chi phí nào không thuộc phạm vi nhà nước và bảo hiểm chi trả thì công ty hỗ trợ toàn bộ. Đặc biệt, cán bộ nhân viên được tặng cả gói bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm 40 triệu đồng”.

Anh N.Q.Đ, nhân sự tại nhà máy Masan cho biết, anh và đồng nghiệp cảm thấy ấm lòng và cảm kích trước những điều kiện và chính sách công ty đã đãi ngộ. Đặc biệt, tôi thấy Ban Giám đốc còn trực chiến 24/7 tại nhà máy để thực hiện chỉ đạo sát sao, kịp thời. Anh chị em nhà máy chúng tôi càng thêm hiểu trò trách nhiệm và ý nghĩa thiết thực của việc mình đang làm, góp phần cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân, nên cũng cố gắng động viên nhau và tuân thủ các biện pháp phòng dịch để đảm bảo môi trường an toàn lao động nhất là trong bối cảnh dịch này.

Đề đạt cùng chính quyền ban ngành các cấp để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

Đối với hệ thống các chuỗi nhà máy, bên cạnh phương án sản xuất “03 tại chỗ” như thời gian qua, Masan đã đề đạt cùng chính quyền các cấp để được hỗ trợ về giải pháp “vùng đệm” chung quanh nhà máy để lực lượng lao động có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện một số nhu cầu cá nhân, gia đình mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.

Ngoài ra, đối với chuỗi sản xuất và bán lẻ, vaccine là lá chắn phòng vệ, giúp nâng đỡ cho hoạt động cung ứng tránh không đứt gãy. Và trên thực tế, nhân viên trong chuỗi bán lẻ là đối tượng nguy cơ cao vì hàng ngày tiếp xúc với hàng ngàn lượt khách hàng. Đến nay, tập đoàn Masan đã tiến hành tiêm vaccine cho nhân viên được 10.000/ 40.000 nhân viên.

Nên, song song việc tiếp tục nỗ lực kiến nghị để được hỗ trợ vaccine cho nhân viên tuyến đầu thì hiện nay, hệ thống duy trì thiết lập không gian mua sắm an toàn với 3 tuyến phòng dịch tại các điểm bán lẻ: tuyến 1 - tuân thủ bắt buộc 5K của bộ Y tế đối với nhân viên, đối tác và khách hàng; tuyến 2 - tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh của từng địa phương; tuyến 3 - triển khai các tuyến phòng dịch nội bộ.

Tin mới lên