Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
2020 là một năm đặc biệt với nhân loại, với nền kinh tế toàn cầu nói chung và với ngành ngân hàng, với Techcombank nói riêng.
Bất chấp khó khăn gây ra bởi dịch Covid-19, ngân hàng này vẫn báo lãi trước thuế 15.800 tỷ đồng trong năm 2020, tăng tới 23% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên là khá ấn tượng trong bối cảnh khó khăn nhưng nếu đặt vào tương quan với một số ngân hàng khác, mức tăng này chưa hẳn là điều thật đặc biệt. Năm 2020, ở Techcombank, nhiều chuyển biến còn đặc biệt hơn.
Đầu tiên phải kể đến việc tăng trưởng tín dụng "đi bằng hai chân". Cấu phần dư nợ tín dụng chủ yếu bao gồm 2 thành phần chính: dư nợ cho vay và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp. Điểm lạ một vài năm gần đây là Techcombank gần như "đi bằng một chân". Như năm 2018, dư nợ cho vay không biến động đáng kể, tăng trưởng dư nợ tín dụng chủ yếu đến từ tăng trưởng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, năm 2019, tăng trưởng dư nợ tín dụng của Techcombank lại chủ yếu đến tăng trưởng dư nợ cho vay, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp thậm chí còn giảm.
Trên thực tế ở các ngân hàng khác, đa phần tăng trưởng dư nợ tín dụng đến từ tăng trưởng dư nợ cho vay. Tuy nhiên từ lâu, Techcombank đã là một ngân hàng tham gia sâu vào quá trình phân phối trái phiếu doanh nghiệp nên tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng thuộc hàng lớn nhất hệ thống ngân hàng. Vấn đề là mỗi năm, các ngân hàng đều chịu giới hạn tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước, vì vậy, tùy thời kỳ mà Techcombank phải ưu tiên tăng trưởng dư nợ cho vay hoặc trái phiếu doanh nghiệp.
Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận nhưng gây lo ngại rằng nếu tăng trưởng dư nợ cho vay "giật cục" như vậy, Techcombank có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình thâm nhập các phân khúc thị trường khác ngoài bất động sản (bất động sản chiếm phần lớn dư nợ tín dụng của Techcombank và ngân hàng này có chiến lược vươn ra các phân khúc thị trường quan trọng khác như: ô tô, dịch vụ tài chính, du lịch & giải trí, hàng tiêu dùng nhanh, tiện ích & viễn thông).
Năm 2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng của Techcombank đã đồng đều hơn, khi dư nợ cho vay tăng khoảng 20% (chủ yếu tăng trong quý IV) còn dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tăng khoảng trên 50%. Chốt năm, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng trên 23%.
Điểm đặc biệt thứ hai là sự biến đổi trong chiến lược trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2020, Techcombank đã đồng loạt gia tăng trích lập dự phòng rủi to tín dụng, song song với đó là mạnh tay dùng nguồn dự phòng xóa nợ xấu.
Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm vừa qua của Techcombank ở mức 2.611 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2019. Trong năm, ngân hàng này đã dùng tới 3.363 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu, so với mức vỏn vẹn 256 tỷ đồng của năm 2019.
Kết quả là tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,3% cuối năm 2019 xuống 0,5% cuối năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng tương ứng từ 95% lên 171%.
Thống kê kể từ năm 2013 cho thấy tại Techcombank, 2020 là năm đầu tiên lượng trích lập dự phòng thêm trong năm thấp hơn lượng dự phòng đã dùng để xử lý nợ xấu.
Điểm đặc biệt thứ ba là sự tăng vọt về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA).
Trong năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank tăng tới 61%, khiến tỷ lệ CASA cuối năm 2020 đạt 46%, cao hơn hẳn mức 35% cuối năm 2019 - vốn dĩ đã là một tỷ lệ rất cao trong hệ thống ngân hàng.
46%, tức là gần một nửa tiền gửi khách hàng tại Techcombank là tiền gửi không kỳ hạn, một con số kỷ lục tới khó tin. Càng đặc biệt hơn khi CASA tăng cả ở phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCB của Techcombank cũng tạo ra điều đặc biệt khi tăng tới 41% chỉ trong 3 tháng trở lại đây.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.