Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore hồi đầu tháng 8/2018, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan thông báo ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây được coi là một tiến triển ở Biển Đông sau nhiều năm thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc, khi trước đó các nước đưa ra các phiên bản dự thảo khác nhau.
Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam, dự thảo văn bản COC duy nhất này là một trong ba điểm mới về vấn đề Biển Đông tại AMM 51. Ngoài ra, các nước ASEAN đã đồng nhất ghi nhận lo ngại về hoạt động bồi đắp tôn tạo ở Biển Đông, cho rằng nó ảnh hưởng đến lòng tin, gia tăng căng thẳng ở khu vực, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định thế giới. Các nước cũng đã xác định được vị trí của ASEAN trong sự bất ổn, bất định trong khu vực và thế giới, từ đó quyết tâm thống nhất duy trì vai trò trọng tâm của Hiệp hội.
"Điều này cho thấy sự quan tâm của các thành viên ASEAN về tình hình thực địa ở Biển Đông, cho thấy sự trở lại của tập thể ASEAN, tất cả 10 nước đều quan tâm đến vấn đề này", quan chức này nói.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra thận trọng trước diễn biến được cho là lạc quan ở khu vực.
Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), đánh giá việc ASEAN và Trung Quốc thống nhất nội dung COC là động thái "giống như hòa giải", cảnh báo các bên có thể bị ru ngủ bởi những "đột phá" gần đây về COC.
Collin nhận định sự "đồng lòng" của tất cả các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông tại AMM lần thứ 51 là do các thành viên đều lo ngại về sự bất ổn ở khu vực. Ông nêu rõ Trung Quốc đang nỗ lực giành thêm kiểm soát ở Biển Đông, thực hiện các hoạt động "như thường lệ", gồm củng cố các đảo nhân tạo và quân sự hóa, dưới cái tên "chuẩn bị cho phòng thủ", "chuẩn bị chiến tranh trong tương lai".
Trên thực địa, Trung Quốc đang gia tăng xây dựng năng lực quân sự và tuần duyên, "đánh cược" bằng việc gia tăng quân sự hóa, triển khai tên lửa đến Trường Sa, điều các máy bay ném bom chiến lược ở Hoàng Sa, cũng như các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên hơn.
Liên tục từ tháng 3/2018 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức 8 cuộc diễn tập và tập trận ở Biển Đông, trong đó có các cuộc bắn đạn thật. Các lực lượng tham gia gồm Hải quân, Không quân, Hải cảnh, triển khai các thiết bị quân sự như biệt đội tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay ném bom H-6K, tiêm kích Su-30 và Su-35, trực thăng săn ngầm Z-9.
Trung Quốc còn tăng cường xua đuổi máy quân sự của các nước đi qua Biển Đông. Điển hình là vụ Trung Quốc phát thông điệp cảnh báo và xua đuổi máy bay tuần thám P-8A của hải quân Mỹ hôm 10/8 bay qua và chứng kiến hành vi quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại 4 đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc cũng đe dọa về "hậu quả" khi phi cơ Philippines bay qua đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp trên Biển Đông.
Ngoài hoạt động quân sự, Trung Quốc còn triển khai các hoạt động dân sự nhằm tăng cường kiểm soát ở Biển Đông. Hôm 31/7, Bắc Kinh lần đầu tiên đưa tàu Nan Hai Jiu 115 đồn trú tại đá Subi, một trong 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu này được trang bị bãi đáp đủ sức tiếp nhận trực thăng hạng trung.
Trên phương diện ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đầu tháng 8 tại AMM 51 thừa nhận việc quân sự hóa trên Biển Đông, biện bạch rằng việc này nhằm "tự vệ", do sức ép từ việc Mỹ và đồng minh đưa "lượng lớn vũ khí chiến lược tới khu vực".
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Trong Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6, trung tướng Hà Lôi (He Lei), phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép".
Các tuyên bố ngang ngược về việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2015 rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Hành động phản bội cam kết của chính mình đã khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích tại Diễn đàn an ninh châu Á hồi tháng 6 tại Singapore.
Theo chuyên gia Collin, trong khi Trung Quốc tăng cường hoạt động, các cường quốc bên ngoài khu vực cũng thể hiện mối quan tâm hơn ở Biển Đông. Tàu của Canada, Anh đã cùng Mỹ hiện diện quân sự cùng các đồng minh khác như Australia và Nhật Bản. Pháp cũng đang muốn tham gia.
"Các đối thủ lớn đang gia tăng cạnh tranh ở Biển Đông, không chỉ có Mỹ và Trung Quốc. Các diễn biến này khiến các nước thành viên ASEAN thêm lo ngại về nguy cơ bất ổn ở Biển Đông. Vì thế họ thể hiện mối quan tâm cao hơn ở khu vực này", Tiến sĩ Collin nói.
Ông dự đoán các cường quốc bên ngoài khu vực sẽ gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, vì khu vực này là nơi có lợi ích hàng hải chung của toàn cầu. "Không thể trông đợi bên nào thoái lui hoạt động của mình, dù COC có tiến triển hay không. Điều này tạo nên một sự bất ổn lâu dài ở Biển Đông mà mọi người cần đối phó", Collin nhấn mạnh.
Tiến sĩ Collin ví Biển Đông giống "nồi súp đang được ninh", không căng thẳng như thời điểm trước khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết Biển Đông hồi tháng 7/2016, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, cũng nêu bật cảnh báo về COC, nhận định Trung Quốc đang gia tăng đàm phán với các thành viên ASEAN về COC do Bắc Kinh muốn loại bỏ các cường quốc khác trong việc phát triển chung dầu khí, diễn tập quân sự và bảo vệ môi trường biển. Điều này thể hiện rõ trong dự thảo đơn nhất về COC.
Thayer, chuyên gia lâu năm về an ninh châu Á, lưu ý Trung Quốc đang dùng vỏ bọc ngoại giao để gia tăng quân sự hoá ở Biển Đông bằng cách triển khai các radio làm nhiễu âm điện tử, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm ở các đảo nhân tạo. Đây là một phần phản ứng của Trung Quốc với bước đi của chính quyền Trump về tuần tra tự do hàng hải, với số ngày tàu xuất hiện trên Biển Đông tăng từ 700 năm 2016 lên 900 năm ngoái. Mỹ cũng tiếp tục điều máy bay ném bom đến tuần tra khu vực này, xuất phát từ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và đảo Guam.
Ông cho rằng "nhiệt độ đang gia tăng trong phích nước ở Biển Đông" nhưng chưa đạt đến điểm sôi, do chưa có vụ việc nào như Trung Quốc chặn máy bay tuần tra trên biển của Mỹ ở Biển Đông hay có sự vụ nào trên biển giữa tàu chiến Trung Quốc và Hải quân Mỹ.
Theo Thayer, sự khác biệt trong việc ASEAN thể hiện như thế nào trong mỗi kỳ họp AMM có thể lý giải bằng vai trò Chủ tịch, khi Philippines đảm nhận năm ngoái và năm nay là Singapore. Một nhân tố khác quan trọng khiến các thành viên ASEAN xích lại gần nhau hơn là việc ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về bản dự thảo đơn nhất của COC.
"Đây là một bộ quy tắc lạc quan và các thành viên ASEAN cùng tham gia hoàn tất thảo luận với Trung Quốc về COC. Điều này có thể khiến ASEAN dễ dàng đồng lòng", Thayer nêu rõ.
Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, đánh giá các nước ASEAN coi sự chi phối của Trung Quốc là mối nguy tiềm ẩn trong tương lai với sự độc lập của họ, do đó họ bắt đầu liên kết lại, dựa trên cơ sở lợi ích chung trước Trung Quốc.
Bắc Kinh dường như đang nỗ lực đưa Biển Đông trở thành khu vực của riêng mình, khiến các nước Đông Nam Á nhỏ hơn phải từ bỏ lợi ích thương mại từ các hoạt động kinh tế trên biển.
"Trung Quốc càng tăng cường đòi yêu sách, các nước Đông Nam Á càng coi đó là nguy cơ, bất chấp sự chi phối kinh tế và quân sự, Bắc Kinh sẽ không bao giờ được khu vực chấp thuận những điều nước này áp đặt", Batongbacal nói.
Xem thêm >> Phía sau dự án 20 tỷ USD vốn Trung Quốc vừa bị Malaysia ‘khai tử’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.