Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thưa ông, ông nhận định như thế nào về việc giảm lãi suất của NHNN?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Việc NHNN giảm lãi suất những tháng cuối năm là động thái tích cực và hợp lý tại thời điểm này. Vì các doanh nghiệp vẫn kêu ca lãi suất cho vay cao. Vì vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc giảm lãi suất như vậy là hợp lý.
Theo tôi vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc giảm lãi suất này tác động thế nào đến lạm phát? Đúng là bất cứ trường hợp nào mà Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất thì thể hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên tại thời điểm này, Việt Nam đang kiểm soát lạm phát một cách rất hiệu quả, và hy vọng năm nay tỷ lệ lạm phát là dưới 4%, như Quốc hội đề ra. Nếu NHNN đang kiểm soát lạm phát tốt thì việc giảm lãi suất có thể vẫn ở trong mức độ NHNN kiểm soát được để không bùng phát lạm phát.
Vấn đề thứ hai là giảm lãi suất tác động đến tỷ giá. Khi giảm lãi suất có nghĩa giá trị của tiền đồng so với đô la có thể giảm, có nghĩa là tỷ giá tiền đồng so với đô la sẽ đẩy lên. Điều này có lợi cho xuất khẩu. Việt Nam cũng như tất cả quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế thế giới đang suy giảm và đang tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Do đó, để hỗ trợ cho xuất khẩu thì tăng tỷ giá là điều cần thiết. Và để tăng tỷ giá, việc hạ lãi suất là điều đóng góp cho vấn đề này.
Theo ông, việc hạ lãi suất liệu có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại?
Có thể có mà cũng có thể không. Trước hết giảm lãi suất sẽ giảm doanh thu từ lãi cho các ngân hàng. Thế nhưng nếu chi phí vốn của các ngân hàng cũng giảm thì biên độ lợi nhuận của các ngân hàng vẫn được duy trì khoảng 3%. Thành ra doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của họ có thể được duy trì nếu họ giảm lãi suất và giảm cả chi phí vốn.
Đối với thị trường chứng khoán, ông có cho rằng việc giảm lãi suất sẽ tác động mạnh?
Bao giờ cũng vậy, việc giảm lãi suất sẽ đẩy giá chứng khoán lên. Bởi giá chứng khoán, giá cổ phiếu và lãi suất luôn luôn ngược chiều với nhau. Trên nguyên tắc nếu giảm lãi suất lần này, ví dụ là 0,5% thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố khác, ngoài vấn đề lãi suất. Chẳng hạn thị trường chứng khoán Việt Nam dựa rất nhiều vào khối ngoại (FDI). Nếu khối ngoại chuyển động mạnh thì nhà đầu tư sẽ rút tiền ra. Rút tiền ra như thế, họ sẽ bán cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu xuống. Ở đây dựa vào rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên nếu những điều kiện khác không thay đổi, mà chỉ vấn đề lãi suất không thì hạ lãi suất xuống sẽ đẩy giá cổ phiếu lên.
Theo ông với mức giảm lãi suất 0,5% có đủ hỗ trợ cho doanh nghiệp?
Chắc chắn là có tác động, nhưng có hai yếu tố. Thứ nhất là cần độ trễ, bởi giảm lãi suất không có nghĩa tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng. Có những doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất hiện tại cho đến thời điểm lãi suất được điều chỉnh. Thành ra cho đến thời điểm đó, nếu những doanh nghiệp đang chịu lãi suất hiện tại và vẫn còn đang có giá trị thì không có tác động. Thứ hai, lãi suất cho vay cũng đã rất cao (9-11%), bây giờ giảm 0,5% cũng có tác động nhưng có lẽ không nhiều. Nếu muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì ít nhất phải giảm 1%.
Thông thường cuối năm, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, vậy việc giảm lãi suất có làm cho việc thanh khoản của các doanh nghiệp căng thẳng không, thưa ông?
Hiện tại thanh khoản của các ngân hàng rất tốt. Có lẽ do những vấn đề như nền kinh tế của thế giới cũng suy giảm và tác động tới Việt Nam nên nhu cầu vay của các doanh nghiệp xem ra cũng không căng. Đặc biệt các ngân hàng có thanh khoản tốt thì họ sẵn sàng giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Nhưng tại thời điểm này, NHHN vừa yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất, nên chúng ta phải xem các động thái của các ngân hàng sẽ phản ứng như thế nào. Có thể những ngân hàng đầu tàu, trong đó những ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng lớn có thể họ giảm lãi suất ngay. Nhưng các ngân hàng bậc trung, đặc biệt những ngân hàng nhỏ có lẽ phải chờ xem.
Nói về mức độ giảm 0,5% có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp không thì theo tôi nếu chỉ giảm ở 0,5% không tác động gì. Vì các doanh nghiệp dựa rất nhiều vào vốn vay của các ngân hàng, nên chi phí về vốn của các doanh nghiệp rất lớn. Trung bình một doanh nghiệp vay phải trả trung bình từ 9-11%. Nếu bây giờ giảm 0,5% thì giảm chi phí ở mức độ rất thấp. Như vậy, muốn giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp thì cần phải giảm ở mức khoảng 1% như đã nói.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.