Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Tôi là một trong những người kêu gọi cho học sinh đi học lại từ rất sớm. Quan điểm của tôi từ đầu tháng 2 là chỉ nên cho học sinh nghỉ Tết thêm 1 tuần đã đủ để có thể xác định được trong cộng đồng này có mầm bệnh hay không.
Có ý kiến cho rằng đợt Covid-19 bùng phát thứ hai ở Việt Nam chứng tỏ những lời kêu gọi cho học sinh đi học trở lại mấy tuần trước là sai lầm. Nhưng thực tế là các em học sinh đã phải nghỉ học 1 tháng rưỡi chẳng để làm gì vì trong thời gian đó không có một ca bệnh nào phát sinh từ lứa tuổi đang đi học cả. Nếu biết chắc chắn trong 1 tháng rưỡi nữa sẽ không có học sinh nào nhiễm coronavirus thì bạn có đồng ý cho con em đi học lại không?
Tất nhiên không ai biết điều gì chắc chắn, quan trọng là chúng ta đánh giá xác suất rủi ro dịch sẽ bùng phát trong cộng đồng học sinh thế nào. Tất nhiên cho nghỉ học là biện pháp an toàn nhất nhưng liệu như vậy có phản ứng thái quá (overreact) khi xác suất không quá lớn hay không? Liệu chi phí lợi ích (cost-benefit) cho học sinh nghỉ học âm hay dương, không chỉ cho các em, cho gia đình và cho cả xã hội? Hơn nữa trong số các biện pháp phòng chống dịch, cho học sinh nghỉ học có phải là biện pháp hiệu quả nhất hay không?
TS Lê Hồng Giang trong một buổi giảng bài tại trường Đại học FulBright. Ảnh: TL
Nhiều phụ huynh phản đối việc cho con em mình đi học lại vì lo cho sức khỏe/tính mạng của các cháu. Nhưng về mặt dịch tễ đây là nhóm dân số có rủi ro (nhiễm bệnh/tử vong) thấp nhất. Bởi vậy cho các cháu nghỉ học thực ra là để bảo vệ cho người lớn (nhất là người già) nhiều hơn cho chính các cháu. Hơn nữa ngay cả nếu chúng ta đánh giá thấp xác suất (prior) về tình hình dịch trong cộng đồng thì cho học sinh đi học rồi lại cho nghỉ khi rủi ro (posterior) được đánh giá lại cũng không có gì khó. Cho các em đi học lại từ đầu tháng 2 rồi bây giờ cho nghỉ không làm thay đổi xác suất rủi ro cho các em và cho cả xã hội sau vụ VN0054.
Cho đến giờ này tôi vẫn cho rằng biện pháp chống dịch hiệu quả nhất là ngăn chặn/giám sát từ nguồn mà cụ thể là từ những người nhập cảnh qua cửa khẩu chứ không phải cho học sinh nghỉ học. Nếu có điều kiện xét nghiệm trên diện rộng cũng rất hiệu quả (nhưng rất tốn kém). Đành rằng sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp như BN-17/21 nhưng chủ động khoanh vùng, theo dõi (hoặc cách ly nếu cần) các nhóm F1-F2 vẫn sẽ hiệu quả hơn bắt học sinh nghỉ học trên diện rộng. Thực tế những gì xảy ra cho thấy rủi ro lây nhiễm từ BN-17/21 (và các bệnh nhân khác trên chuyến bay VN0054) cho người lớn cao hơn so với trẻ em (vì trẻ em mấy khi đi họp hành, đánh golf).
Úc có số người nhiễm bệnh cao hơn Việt Nam (dù dân số ít hơn) và đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên các trường học ở Úc vẫn đi học bình thường dù rủi ro cao hơn vì có nhiều du học sinh Trung Quốc. Chỉ đến khi có case nhiễm bệnh cụ thể mới có trường (ở Sydney và Melbourne) cho học sinh nghỉ học trong vòng 14 ngày. Trường của con gái tôi cũng đã có kế hoạch cho học sinh nghỉ học (học từ xa ở nhà) nếu phát hiện có học sinh/giáo viên dương tính. Singapore và Đài Loan, hai quốc gia được cho là ngăn dịch rất thành công, cũng không đóng cửa toàn bộ trường học. Và điểm chung của họ cũng là ngăn chặn/giám sát nguồn rất chặt chẽ.
Bởi vậy đến giờ này tôi vẫn giữ quan điểm nên cho học sinh đi học lại. Trừ khi tất cả số liệu dịch tễ mà Việt Nam công bố không chính xác. Nếu những người làm chính sách có thông tin "mật" về tỷ lệ nhiễm bệnh/tử vong vì coronavirus của Việt Nam cao hơn nhiều, hay thậm chí họ chỉ cần nghi như vậy vì chính họ cũng không tin tưởng số liệu thống kê dịch tễ, thì những gì tôi viết bên trên phải vứt vào sọt rác bởi prior của tôi quá xa sự thật.
Cuối cùng có một điểm tôi đồng ý là muốn phục hồi lại ngành hàng không/du lịch nói riêng hay toàn bộ nền kinh tế nói chung thì bản thân người dân phải tự tin Việt Nam đã thành công chống dịch, mà bằng chứng là mọi người ra đường không cần đeo khẩu trang nữa. Nhưng trước đó học sinh phải đi học lại cái đã, và tất nhiên không đeo khẩu trang khi đến trường.
*TS.Lê Hồng Giang là chuyên gia kinh tế tài chính người Việt hiện đang công tác tại Australia. Ông từng có nhiều bài bình luận đáng chú ý về các vấn đề kinh tế của Việt Nam.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.