'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”, TS. Cấn Văn Lực cho biết theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%.
Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%).
Cũng theo vị chuyên gia, trong năm 2022, những yếu tố vĩ mô trên thế giới và Việt Nam tiếp tục có tác động lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động tới diễn biến nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Đặc biệt, đến nửa cuối năm 2022, các vấn đề về khung pháp lý có thể xoay chuyển theo hướng không có lợi cho vấn đề xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng.
Theo TS Lực, mặc dù tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các TCTD đã được cải thiện rõ rệt, song rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, Nghị quyết 42 và Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực trong vài tháng tới, khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD kể từ quý III/2022 là rất lớn.
Do vậy, các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa được xử lý, nợ xấu mới gia tăng nhanh hơn nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế.
“Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc Hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan; hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi”, ông nhấn mạnh.
TS Cấn Văn Lực chỉ ra thực tế chứng minh Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42 vẫn còn 5 vướng mắc chính.
Thứ nhất, theo ông Lực, đó là sự vào cuộc, phối kết hợp của các cơ quan chức năng, địa phương còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và nhất quán, dẫn đến quá trình thực thi Nghị quyết gặp không ít khó khăn.
Thứ hai, ông Lực cho rằng vẫn còn nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo liên quan đến quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của TCTD; việc mua, bán, sang tên TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; vướng mắc về thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và việc nộp thuế chuyển nhượng TSBĐ; thiếu thông tin về hiện trạng TSĐB và khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự.
Cùng với đó là khâu định giá, thẩm định giá khoản nợ và TSĐB còn nhiều khó khăn cũng như số lượng hồ sơ được áp dụng theo thủ tục rút gọn rất hạn chế.
“Thứ năm, Việt Nam vẫn còn thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự”, ông Lực nói. Do đó, ông cho rằng việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ góp phần quan trọng giải quyết những vướng mắc lớn nêu trên.
Nêu lên những khó khăn trong thẩm định giá khoản nợ, ông Phan Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho hay một trong các biện pháp xử lý nợ phổ biến đang được các ngân hàng cũng như BIDV áp dụng là bán toàn bộ khoản nợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nợ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hiện nay VAMC đã thành lập sàn giao dịch nợ để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi thông tin của các tổ chức tín dụng cũng như các khách hàng có nhu cầu mua khoản nợ của các ngân hàng, hứa hẹn sẽ đặt nền móng phát triển cho thị trường mua bán nợ tại Việt Nam trong tương lai gần.
Theo đại diện BIDV, để tạo dựng một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, công khai, minh bạch thì cơ sở pháp lý trong việc xác định giá trị khoản nợ – đối tượng được giao dịch – là rất cần thiết.
Tuy nhiên, ông Hải cho rằng hiện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa ban hành quy định, hướng dẫn cách thức thẩm định giá khoản nợ của TCTD. Nội dung này gây nhiều khó khăn cho TCTD cũng như khách hàng có nhu cầu mua nợ trong việc xem xét giá trị khoản nợ, cũng như sẽ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động mua bán nợ vì khi TCTD bán nợ thì việc thẩm định, xác định giá trị khoản nợ cơ bản chỉ dựa trên giá trị của TSBĐ.
TS. Châu Đình Linh Giảng viên Đại học Ngân hàng – TP. HCM cũng chỉ ra hiện tại, hoạt động mua bán nợ xấu chỉ dừng ở 'phương thức hợp đồng', chưa có cơ chế chuyển nợ thành một loại hàng hoá có thể chuyển nhượng. Vì vậy, ông Linh cho rằng luật hoá Nghị quyết 42 cần quan tâm hơn xử lý nợ xấu chứ không đơn thuần là thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo.
Cụ thể, theo ông Linh, cần hướng đến xem nợ xấu là hàng hoá có chiết khấu hấp dẫn và được định giá. Mọi hoạt động xử lý nợ có thể chuyển thành mua bán nợ, theo đó, tổ chức mua nợ sẽ tiếp nhận vấn đề thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, hoặc tham gia tái cơ cấu.
Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chuẩn thẩm định nợ và khuyến khích nhiều chủ thể tham gia thị trường, chẳng hạn: VAMC, DATC, các quỹ đầu tư,…
Ông Linh cũng nhấn mạnh luật hoá Nghị quyết cần quan tâm về khung pháp lý thị trường mua bán nợ, xem xét quy định hoán đổi nợ thành cổ phần và hướng đến xử lý nợ gắn liền tái cơ cấu chủ thể đi vay.
Ông Nguyễn Quốc Hùng Tổng thư kí Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết tính đến cuối năm 2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được trên 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, giai đoạn 2012-2015 xử lý được 493,1 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016-2021 xử lý được trên 800.000 tỷ đồng.
Cùng đó, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 368,9 nghìn tỷ đồng (không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro); số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý thu hồi trong giai đoạn từ ngày 15/8/2017 đến cuối năm 2021, đạt trung bình khoảng 6,92 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,94 nghìn tỷ đồng/tháng so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết số 42 (giai đoạn năm 2012 - 2017).
Liên quan đến những vướng mắc trong hoạt động mua bán nợ xấu, ông Hùng… cũng chỉ ra khung pháp lý quản lý thị trường mua bán nợ chưa hoàn thiện; thiếu các quy định liên quan đến chứng khoán hóa các khoản nợ xấu.
Cùng với đó, khung pháp lý vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định giá bán nợ. Theo ông Hùng, đây là một trong những vướng mắc lớn nhất trong hoạt động bán nợ mà dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN về mua bán nợ mà NHNN đang dự thảo vẫn chưa giải quyết được,… Do đó, ngay cả khi việc mua bán khoản nợ đã diễn ra thành công, rủi ro đối với bên mua nợ vẫn lớn khi bên nợ không hợp tác.
Do vậy, đối với hoạt động mua bán nợ, ông Hùng đề xuất hoàn thiện quy định về xây dựng thị trường mua bán nợ lành mạnh, thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ. Tổng thư ký VNBA cũng Kiến nghị NHNN, Bộ Tài chính xây dựng bộ tiêu chí, công thức định giá nợ xấu; quy định để việc thành lập, hoạt động của các tổ chức có chức năng thẩm định giá khoản nợ xấu.
Cùng với đó, xây dựng chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế đối với hoạt động mua bán nợ xấu của các ngân hàng thương mại; thực hiện tổ chức quản lý giám sát hoạt động của thị trường mua bán nợ. Theo ông Hùng, để thị trường mua bán nợ phát triển, cần đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia vào thị trường, hoạt động xử lý nợ phải công khai minh bạch và hợp pháp, cần thành lập các tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Ông Hùng cũng kiến nghị NHNN hoàn thiện Quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các TCTD thực hiện hoạt động mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.