(VNF) - Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...
Bến Hến – địa danh hình thành từ rất lâu đời ở xã Trường Sơn, Đức Thọ như đã mặc nhiên nói đến sự gắn bó của con hến dòng nước sông La với người dân nơi đây. Người dân thôn Bến Hến quanh năm gắn liền với con nước, thường được gọi với cái tên thân thương “Làng đãi hến”. Điều đặc biệt hơn, ở đây còn có đền thờ ông tổ của nghề làm hến - đền Làng Cào.
Hiện tại, trong làng còn hơn 80 hộ gắn bó với nghề. Nghề làm hến, đãi hến được duy trì quanh năm, không chỉ nhộn nhịp vào mùa hè người dân mới xuống sông hành nghề cào hến mà kể cả mùa đông giá rét người làng Bến Hến cũng kéo nhau xuống sông để tìm con hến.
Cứ thế những người đàn ông lực lưỡng, vạm vỡ trong làng thức dậy từ sớm, giọng thuyền vượt sông La lên đến hạ nguồn Ngàn Sâu tít tận xã Đức Liên, huyện Vũ Quang để cào hến. Dụng cụ là những chiếc cào được đan bằng tre với một tay cầm dài từ 3-5m, cào giữ hến lại phía trong, sau này phát triển hơn những chiếc cào được thay thế bằng sắt. Còn các công đoạn còn lại nấu, đãi, mang đi bán dành cho phụ nữ.
Ngày trước, hến ở sông La còn nhiều nên người dân không phải vất vả đi xa tìm. Nhưng, theo năm tháng, nguồn hến cạn dần nên việc đánh bắt khó khăn hơn. Để thuận lợi, nhiều phu hến chấp nhận để thuyền ở khu vực đánh bắt, rồi hằng ngày đi lại bằng xe máy vài ba chục cây số từ nhà ra “điểm hẹn”.
Nếu tính trung bình một ngày, khi thời tiết thuận lợi và may mắn, mỗi phu hến có thể “săn” hàng tạ hến, đạt thu nhập 500 nghìn đồng; còn trung bình, mỗi ngày thu về khoảng 250 - 350 nghìn đồng. Bởi vậy, nghề làm hến bây giờ có thu nhập tương đối khá. Nhiều gia đình “sống khỏe”, nuôi con cái học hành thành tài cũng nhờ vào hến.
Dù không quá vất vả như cánh đàn ông nhưng chị em phụ nữ ở thôn Bến Hến cũng có mức thu nhập tương đối khá. Khi con hến về nhiều, có người thu về hơn 500 nghìn đồng, thậm chí cả triệu đồng/ngày từ hến thương phẩm. Dọc bờ sông La, mỗi gia đình dựng lên một cái lều nhỏ, trong đó chỉ có bếp và củi dùng để luộc hến. Cứ tờ mờ sáng hoặc chớm chiều, cả dãy lều lại nghi ngút khói, ấy là lúc bà con bắt đầu công đoạn luộc hến.
Chị Đoàn Thị Hương bước sang tuổi 37 thì cũng có đến ngót nghét 30 năm tuổi nghề. “Cả làng này đều làm hến, chúng tôi biết chao, đãi từ nhỏ để phụ giúp ông bà, cha mẹ. Lớn lên, lấy chồng cùng thôn nên tôi tiếp tục gắn bó với nghề này” – chị Hương chia sẻ.
Vừa đều tay chao hến (luộc hến tách vỏ), chị Nguyễn Thị Thanh, ở Bến Hến vừa nói, hến chúng tôi giờ đã trở thành đặc sản nhưng lại ngày càng hiếm nên không lo về đầu ra. Làm được chừng nào khách lấy hết chừng đó. Hến Đức Thọ được nhiều người khắp nơi biết đến, khách hàng không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn cả những tỉnh khác, đặc biệt là Nghệ An.
Phần lớn hến được tiêu thụ tại chợ Hôm (thị trấn Đức Thọ), mỗi ngày phải có đến hàng chục người buôn bán hến ở đây. Chị Xuyên – một tiểu thương cho hay, buổi sáng sẽ có đông người bán hơn buổi chiều. Trung bình mỗi ngày, tôi bán được từ 20- 30kg hến ruột. Ngày nhiều thì khoảng 50kg. Hến hiếm có phiên ế chợ. Thu nhập hằng ngày cũng được khoảng vài trăm nghìn đồng.
Chị T, một hộ dân làm hến khác tâm sự: “Nói đến hến thì nhiều nơi có, nhưng hến ở sông La vừa ngon, ngọt, hến lại sạch không bị tanh hôi mùi bùn, tất cả các công đoạn đều được làm bằng thủ công nên rất đảm bảo, chính điều này thu hút được người thưởng thức. Ngày xưa hến là món thay cơm cho người nghèo nhưng giờ hến là đặc sản vào nhà hàng, khách sạn rồi”, chị T. nói thêm.
Ảnh minh hoạ
Huyền tích về làng cào hến
Người dân làng Hến cũng không biết nghề làm hến bắt đầu từ bao giờ, nhưng huyền tích về nghề cũng được các cụ cao niên trong làng tương truyền cho các thế hệ trong làng và du khách thập phương gần xa muốn tìm hiểu.
Xưa, cách đây hơn ba trăm năm, có cậu học trò nghèo của làng học giỏi, đỗ đạt cao. Khi đi qua đò về làng vinh quy bái tổ, cậu đánh rơi sắc phong của vua ban xuống sông. Dân làng tìm mọi cách lặn mò để tránh tội khi quân. Khi tìm được tấm thẻ bài, họ phát hiện một số con vật bám vào.
Con vật chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo ấy sinh ra từ vị ngọt phù sa sông quê, đem nấu canh ăn rất ngọt, nấu cháo ăn cũng bùi, lại có thể trộn gỏi, xào giá kẹp với bánh đa… ăn ngon lạ thường. Nghề cào hến của dân làng bắt đầu từ đó, lúc đầu chỉ phục vụ nhu cầu trong bữa ăn của các gia đình, sau đó phát triển thành một nghề nuôi sống bao thế hệ người dân thôn Bến Hến.
Cậu học trò ấy đã được dân làng tôn làm Thành hoàng, lập đền thờ uy nghi ngay trên bến thuyền làng hến. Cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm, dân làng Bến Hến tổ chức lễ hội rước thuyền và cúng tế linh đình, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho một năm đánh bắt xuôi chèo mát mái.
Một thương lái chuyên thu mua hến tại đây cho hay, cứ 100kg hến sống đãi được 10kg ruột thành phẩm. Nếu là hến sông La thì 1kg được bán giá 200.000 đồng. Hến ở các sông khác thì giá thấp hơn, chỉ từ 70.000 - 120.000 đồng/kg. “Trung bình mỗi ngày tôi bán chừng 20kg hến thành phẩm”, người này cho hay.
Thế nên người làng đây thường có câu ca “Hến ngọt, rọt nậy, đong đầy, bán rẻ ai mua” để chỉ sự thơm ngon nức tiếng và giá trị tương ứng với thành phẩm hến được làm ra từ nơi đây. Theo thương lái, sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì hến sông La ngọt hơn, trắng hơn, không có bùn và nhất là khi luộc lên thì thơm hơn rất nhiều so với hến nơi khác.
Ông Lê Đình Tài, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết, so với trước đây, nghề đãi hến giờ đã mai một nhiều vì nguồn hến trên sông ngày càng khan hiếm. Do nguồn hến trên sông La ngày càng ít nên người đãi hến phải đi khắp nơi, thậm chí ra tận Bến Thủy, hay khu vực đền ông Hoàng Mười (tiếp giáp với TP. Vinh, Nghệ An) hoặc ngược lên vùng sông Ngàn Sâu để khai thác.
(VNF) - Sau giai đoạn tăng trưởng "nóng”, ngành sầu riêng Việt đang trả giá bằng hàng loạt container bị trả về, niềm tin thị trường bị lung lay. Không còn đường lùi, ngành tỷ đô này buộc phải tái cấu trúc toàn diện từ vùng trồng đến hậu kiểm nếu không muốn đánh mất cả thị phần lẫn uy tín trên bản đồ xuất khẩu.
(VNF) - Một loại pin điện có khả năng sạc đầy chỉ trong 18 giây vừa được giới thiệu, đi kèm với mật độ công suất cao nhất thế giới hiện nay. Loại pin mang tên pin 200 C này không chỉ sạc cực nhanh, mà còn xả điện với tốc độ tương đương, giúp cung cấp công suất lớn trong thời gian cực ngắn.
(VNF) - Xuất khẩu chính ngạch không còn là “vé thông hành” dễ dãi. Hàng loạt lô sầu riêng Việt bị trả về, mã vùng trồng bị đình chỉ cho thấy nếu không chuẩn hóa toàn chuỗi từ gốc, ngành tỷ đô này sẽ tiếp tục trả giá vì chính sự cẩu thả của mình.
(VNF) - Giá vàng trong nước đã "hạ nhiệt" sau chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc xóa bỏ độc quyền vàng, mở cửa nhập khẩu và sau đó là kết luận thanh tra vi phạm trong kinh doanh vàng.
(VNF) - Công ty TNHH Nestlé Việt Nam bị xử phạt 80 triệu đồng do cung cấp thông tin sai lệch và sử dụng từ ngữ quảng cáo vi phạm quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(VNF) - Sau nhiều tháng tụt dốc không phanh, mẫu MPV đa dụng Mitsubishi Xpander đã bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng khi đạt doanh số 1.100 xe bán ra trong tháng 5/2025.
(VNF) - Hàng chục container sầu riêng Việt Nam bị phía Trung Quốc trả về trong thời gian ngắn, hé lộ nhiều lỗ hổng trong quản lý mã số vùng trồng, chất lượng sau thu hoạch và giám sát chuỗi cung ứng. Cơn sốt xuất khẩu đang biến thành cú trượt dài nếu ngành không sớm tái cấu trúc từ gốc.
(VNF) - Nhiều siêu thị điện máy lớn rơi vào cảnh vắng khách, thậm chí bỏ trống kéo dài. Một số khác hoạt động cầm chừng, lượng người mua thưa thớt dù nằm ở vị trí đắc địa.
(VNF) - Ngày 13/6, ghi nhận tại tuyến phố Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), nơi được mệnh danh là phố thời trang, “thiên đường mua sắm” của giới trẻ Hà Thành, đang rơi vào tình trạng trầm lắng. Nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa im lìm, trả mặt bằng hoặc treo biển sang nhượng.
(VNF) - Chiều 11/5, Tổng Công ty Phân Bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ, HoSE: DPM) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, UPCoM: OIL) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra giai đoạn hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực giữa hai đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
(VNF) - Câu lạc bộ Chứng khoán sinh viên (SSC) - Hội Sinh viên Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức thành công Lễ phát động Cuộc thi Go Finance 2025 với chủ đề “Pierce the veil, Prevail the trail”.
(VNF) - Giá vàng miếng SJC được các nhà vàng niêm yết ở mức 117,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 119,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 900.000 đồng/lượng so với phiên trước đó.
(VNF) - Chính sách thuế mới với yêu cầu về hóa đơn điện tử, kê khai đầu vào - đầu ra đang khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương tại các chợ truyền thống rơi vào tình trạng bối rối.
(VNF) - Cả tuần nay, Chợ Nhà Xanh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) rơi vào cảnh đìu hiu hiếm thấy, nhiều gian hàng đóng cửa im lìm. Sau thông tin lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, các tiểu thương tỏ ra dè dặt, chỉ mở bán cầm chừng.
(VNF) - VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam, với tổng cộng 11.496 xe ô tô điện. Luỹ kế từ đầu năm đến nay đạt 56.187 xe.
(VNF) - Ba cửa hàng kinh doanh của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị xử phạt vì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
(VNF) - Vietnam Airlines và Ngân hàng ING đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, với quy mô tài trợ vốn lên tới 1,5 tỷ USD. Mối quan hệ mang tính bước ngoặt này sẽ phục vụ các dự án đầu tư trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines trong giai đoạn tới.
(VNF) - Sau giai đoạn tăng trưởng "nóng”, ngành sầu riêng Việt đang trả giá bằng hàng loạt container bị trả về, niềm tin thị trường bị lung lay. Không còn đường lùi, ngành tỷ đô này buộc phải tái cấu trúc toàn diện từ vùng trồng đến hậu kiểm nếu không muốn đánh mất cả thị phần lẫn uy tín trên bản đồ xuất khẩu.