Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) ước tính dư nợ cho vay năm 2022 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HoSE: VPB) sẽ tăng trưởng 21% so với cùng kỳ, nhờ nguồn vốn dồi dào từ thương vụ bán cổ phần công ty thành viên.
Yuanta kỳ vọng chi phí huy động vốn sẽ giảm do tiền gửi CASA tăng và sẽ hỗ trợ cho biên lãi ròng (NIM). Trong trường hợp ngân hàng bán vốn thành công sẽ giúp làm giảm thêm chi phí huy động vốn trong tương lai.
Bên cạnh đó, thu nhập phí được thúc đẩy bởi việc gia hạn thỏa thuận bancassurance độc quyền với AIA lên thành 19 năm (thời hạn cũ là 15 năm). Hiệu quả sử dụng chi phí cũng sẽ được cải thiện nhờ vào hiệu quả chuyển đổi số của ngân hàng.
Năm 2022, Yuanta giả định rằng chi phí tín dụng của VPB sẽ tăng lên dù cho việc hoãn phân loại nhóm nợ. Công ty chứng khoán này tăng khoản dự phòng của nợ tái cơ cấu trong mô hình định giá và xem đây là một cách thận trọng khi định giá ngân hàng VPB.
Cùng vào đó, Yuanta tăng dự báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thêm 7% đối với năm 2022, tương ứng mức tăng trưởng 25% so với năm 2021, với động lực thúc đẩy chính là sự gia tăng dự báo của thu nhập phí và giảm chi phí hoạt động; trong khi đó giả định trích lập dự phòng tăng.
Đáng nói, nguồn vốn của VPB có thể tiếp tục tăng mạnh (nhiều khả năng đạt mức cao nhất ngành ngân hàng Việt Nam) sau khi thoái vốn FE Credit và hoàn tất các kế hoạch tăng vốn trong năm 2022, đồng thời với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, Yuanta ước tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ đạt 20% nếu thương vụ thoái vốn diễn ra thành công.
Vì thế, Yuanta nâng khuyến nghị lên mua dành cho cổ phiếu VPB, với mức giá mục tiêu 46.050 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lời 19%. Chất xúc tác có thể mang lại tác động tích cực lên giá cổ phiếu đến từ việc VPB dự kiến bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022, dự báo sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, quý I/2022, Công ty Cổ phần Thế giới Số (HoSE: DGW) lập kỷ lục về doanh thu theo quý với gần 6.960 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tất cả các ngành hàng đều tăng trưởng, đặc biệt là hai mảng cốt lõi là laptop - máy tính bảng và điện thoại di động đã đóng góp 85% vào tổng doanh thu, lần lượt đạt mức tăng 62% và 36% so với quý I/2021.
Lợi nhuận sau thuế đạt 210 tỷ đồng, cao hơn 97% kết quả của cùng kỳ năm trước. Tiếp nối thành công, ban lãnh đạo DGW kỳ vọng quý II cũng sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 40% về doanh thu.
Cả năm 2022, DGW đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 26.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng, tăng 25% và 22% so với thực hiện năm 2021.
Trong năm, DGW dự báo ngành hàng ICT của doanh nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng 2 chữ số, ước tính trên mức 20% so với cùng kỳ, nhờ hưởng lợi từ chiến dịch phát triển mạng 5G và Nghị định 98/2020/ NĐ-CP của Chính phủ; giá bán sản phẩm tăng do thiếu hụt chíp toàn cầu tới cuối năm 2023;
Xu thế cao cấp hóa các sản phẩm điện thoại và laptop, đồng thời dư địa tăng trưởng laptop tại Việt Nam còn khá cao cũng là các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho DGW trong năm.
DGW sẽ cho lên kệ các sản phẩm thiệt bị gia dụng của Whirlpool vào cuối tháng 4/2022. Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là chiếm 8-10% trong thị trường thiết bị gia dụng (quy mô 2,4 tỷ USD). DGW cũng nỗ lực tìm kiếm ngành hàng mới còn dư địa tăng trưởng lớn nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng ít nhất 25%/năm đến năm 2025 trong bối cảnh mức tăng trưởng ngành hàng ICT bắt đầu “hạ nhiệt”.
Năm 2022, DGW dự kiến sẽ thực 1-2 hợp đồng M&A trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Doanh nghiệp dự định thâu tóm những đơn vị có quy mô nhỏ hơn so với mình khoảng 20% để có sự tương đồng văn hóa kinh doanh. Đáng chú ý, DGW cho biết các thương vụ M&A sẽ được sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và đi vay chứ không phát hàng thêm cổ phiếu nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
Đại hội cổ đông thường niên của DGW đã thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% trong năm 2021 và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 80%. Song song với đó, DGW sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) năm 2022 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, theo tỷ lệ tối đa 2,5% tổng số cổ phiếu lưu hành.
PHS ước tính DGW sẽ thu về 27.623 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022, tăng 32% so với thực hiện năm ngoái; và 805 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 22% cùng kỳ, vượt kế hoạch đã đề ra. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu DGW 152.000 đồng/cổ phiếu, triển vọng sinh lời 14,4% so với thời giá.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) là tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam với doanh thu thuần năm 2021 đạt 11.398 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), chủ yếu đến từ thương mại cá tra và phụ phẩm cá tra (chiếm 88% tổng doanh thu), năng lượng mặt trời (5%) và bất động sản (5%), còn lại là du lịch.
MASVN nhìn nhận, tuy doanh thu thuần của ASM 2021 suy giảm do các tác động của Covid-19, song tập đoàn vẫn đạt lợi nhuận ròng 600 tỷ đồng, tăng 26,3% so với năm trước, nhờ giá cá tra và phụ phẩm cá tra xuất khẩu tăng mạnh khi các thị trường xuất khẩu Nam Mỹ và Châu Á phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Năm 2022 được đánh giá tiếp tục là một năm thuận lợi cho ASM khi các mảng kinh doanh chính đều có tăng trưởng tốt. Trong đó, cá tra và phụ phẩm cá tra sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ được hưởng lợi trực tiếp từ chiến tranh Nga - Ukraina khi mà các lệnh cấm vận từ Mỹ, châu Âu lên Nga trong gia đoạn hậu chiến được dự báo sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cá thịt trắng từ các nguồn ngoài Nga trong đó có Việt Nam tăng lên.
Bên cạnh cá tra, mảng điện mặt trời và du lịch của ASM sẽ có sự phục hồi tốt nhờ nhu cầu điện của các khu công nghiệp và nhu cầu du lịch nội địa bật tăng từ mức thấp 2021 khi Covid-19 đang dần được coi là bệnh đặc hữu.
MASVN dự phóng mảng cá tra năm 2022 của ASM có thể đạt mức tăng trưởng doanh thu 18% so với năm ngoái, lên 11.841 tỷ đồng nhờ giá xuất khẩu cao được duy trì cả năm 2022 so với 6 tháng cuối năm 2021.
Ngoài ra, doanh thu từ khách sạn, du lịch được dự báo tăng 120% so cùng kỳ, lên 243 tỷ đồng từ nền so sành thấp; điện mặt trời kỳ vọng mang về 714 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ, nhờ nhu cầu điện tại các khu công nghiệp phục hồi từ mức thấp.
Như vậy, doanh thu thuần năm 2022 của ASM được kỳ vọng đạt 13.522 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 816 tỷ đồng, tăng trưởng 16%; EPS pha loãng dự báo ở mức 2.069 đồng.
MASVN hiện khuyến nghị mua với cổ phiếu ASM, giá mục tiêu 35.200 đồng, cao hơn 55,7% so với giá đóng cửa phiên 12/4. Mức giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số mục tiêu 17 lần (trung bình lịch sử 12 tháng) áp dụng trên EPS dự phóng 2022.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.