'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung đáng chú ý. Theo đó, đại hội cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm ngoái.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, trong quý I/2022, ACB báo lãi trước thuế đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 39% so với quý liền kề và tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng hoàn thành 28% kế hoạch cả năm và đạt 29% dự báo của Yuanta.
ACB cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu là 10% so với cùng kỳ cho ACB. Tuy nhiên, ACB kỳ vọng tín dụng sẽ tăng 16% cùng kỳ trong năm 2022. Tín dụng của ACB đã tăng trưởng khoảng 5,2% trong quý I. Ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản và huy động vốn đều sẽ tăng trưởng tăng 11% cùng kỳ trong năm 2022.
Cuối quý I, tỷ lệ CASA của ACB đạt 27%. Ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ CASA sẽ tiếp tục được cải thiện lên đạt mức 28 – 29% vào cuối năm 2022, chủ yếu được thúc đẩy bởi chuyển đổi số. Thu nhập ngoài lãi quý I đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 10% so với quý trước và tăng 26% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ bancassurance đóng góp 390 tỷ đồng.
ACB kỳ vọng kiểm soát tỷ lệ NPL dưới mức 2% trong năm 2022. ACB cho biết, tỷ lệ NPL trong quý I của ngân hàng là 0,74%; tỷ lệ LLR đạt 200%. Ngân hàng đã trích lập 2.300 tỷ đồng dự phòng cho những khoản nợ có liên quan đến Covid-19 trong năm 2021, và kỳ vọng sẽ được hoàn nhập một phần trong năm 2022.
Đáng chú ý, ACB sẽ tăng vốn điều lệ lên 33.800 tỷ đồng (từ mức hiện nay là 27.000 tỷ đồng) trong quý III/2022. Theo kế hoạch, ACB sẽ phát hành 675 triệu cổ phiếu chia cổ tức. Đối với kế hoạch chi trả cổ tức năm 2022, ACB dự kiến chi trả 15% cổ tức bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt (1.000 đồng/cổ phiếu) vào năm 2023 từ lợi nhuận giữ lại của năm 2022.
Yuanta cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng hạn mức tín dụng của ACB trong nửa cuối năm 2022 nhờ vào chất lượng tài sản và hệ số an toàn vốn vững chắc của ngân hàng. Yuanta kỳ vọng tín dụng của ACB sẽ tăng trưởng 15% cùng kỳ trong năm 2022, cao hơn đáng kể so với mục tiêu ban đầu của ngân hàng.
Bên cạnh đó, ACB xếp ở thứ hạng khá cao trong bảng xếp hạng CAMEL của Yuanta, bao gồm tất cả các ngân hàng đang niêm yết. Với tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao, đạt 200% trong quý I/2022 giúp ACB linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng và từ đó thúc đẩy lợi nhuận tăng.
ACB đang giao dịch với P/B dự phóng 2022 là 1,6 lần, tương ứng với trung vị ngành, nhưng Yuanta cho rằng ACB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với ngành nhờ vào kết quả kinh doanh khả quan cũng như chất lượng tài sản vững chắc.
Yuanta kỳ vọng tỷ lệ ROE năm 2022 sẽ đạt 23%, so với trung vị ngành là 12%. Hiện Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua ACB với giá mục tiêu 39.850 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 19%.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mặc dù tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm khiêm tốn (tăng 4,7% cùng kỳ) trong năm 2021, lợi nhuận của Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) tăng trưởng rất tốt đạt 423 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020.
Kết quả này là nhờ thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (tăng 137 tỷ đồng) và thu nhập từ hoạt động môi giới chứng khoán khởi sắc, với mức tăng 127% cùng kỳ (tăng 195 tỷ đồng) trong giai đoạn thị trường chứng khoán sôi động.
Đáng chú ý, mặc dù mảng BH nhân thọ và phi nhân thọ đóng góp 98% tổng doanh thu năm 2021, nhưng chỉ đóng góp 57% lợi nhuận trước thuế (so với 72 - 78% trong giai đoạn 2017 - 2019). Mặc dù vậy, SSI cho rằng cơ cấu lợi nhuận trước thuế sẽ bình thường trở lại trong một vài năm tới, do 2021 là năm đặc biệt thuận lợi đối với ngành chứng khoán.
SSI kỳ vọng mảng kinh doanh bảo hiểm từ năm 2022 sẽ dần tốt hơn khi lãi suất đã chạm đáy. Tuy nhiên, tác động đến tăng trưởng lợi nhuận ước tính vẫn còn khiêm tốn trong 2022 do mảng dịch vụ môi giới chứng khoán giảm tốc, và thị trường chứng khoán hạ nhiệt.
Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của BVH ước tính đạt 2.700 tỷ đồng (tăng 14% so với năm 2021), trong đó lợi nhuận trước thuế mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đạt 1.500 tỷ đồng (tăng 46%) và 308 tỷ đồng (tăng 17%).
SSI điều chỉnh tăng khuyến nghị đối với BVH từ trung lập lên khả quan, giá mục tiêu 1 năm ở mức 73.300 đồng/cổ phiêu (từ 71.000 đồng/cổ phiếu), cao hơn gần 14% so với thị giá hiện tại, phản ánh việc điều chỉnh tăng 8% ước tính lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2022 lên 2.200 tỷ đồng (tăng trưởng 14% so với năm 2021).
SSI cho rằng việc điều chỉnh này phản ánh biên lợi nhuận mảng bảo hiểm nhân thọ cải thiện và tỷ lệ bồi thường mảng bảo hiểm phi nhân thọ đã ổn định hơn. Trong những năm gần đây, BVH đã trải qua giai đoạn kém thuận lợi khi mảng BH nhân thọ chịu ảnh hưởng từ môi trường lãi suất giảm dần và tỷ lệ bồi thường cao kỷ lục của mảng BH phi nhân thọ cùng động thái mở rộng mạnh thị phần năm 2017 - 2018.
Do lãi suất đã tạo đáy và chi phi bồi thường dần có thể ổn định trở lại, SSI dự báo BVH bắt đầu bước vào một giai đoạn kinh doanh thuận lợi hơn. Kể từ năm 2018, SSI cũng nhận thấy mối tương quan rõ ràng hơn giữa diễn biến giá cổ phiếu BVH và biến động lợi suất trái phiếu Chính phủ.
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 tăng 25,8% cùng kỳ lên 5.680 tỷ đồng, và lợi nhuận ròng tăng mạnh 2,1 lần, vượt mức 560 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận, các mục tiêu này tương đương 96%/99% dự báo của BVSC trong cập nhật gần đây nhất.
Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ năm 2022 của BMP dự kiến tăng 10% so với năm trước, lên 101.803 tấn, cho thấy BMP đang giả định giá bán bình quân năm 2022 sẽ duy trì ở mức cao 55,8 triệu đồng/tấn (tăng 13,4% cùng kỳ), do PVC đã thiết lập mặt bằng giá mới.
Theo ước tính của BVSC, mục tiêu lợi nhuận trước thuế/tấn năm 2022 của BMP là 5,5 triệu so với 2,9 triệu đồng năm 2021. Với những con số này, BVSC cho rằng BMP sẽ linh hoạt quản lý giá bán (đến khách hàng cuối cùng) và chiết khấu (cho nhà phân phối) để kích cầu, đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Mặc dù giá dầu tăng gần đây, song giá PVC tăng có vẻ có ở mức kiểm soát được, chỉ tăng khoảng 60 USD/tấn trong tháng qua, lên 1.460 USD/tấn, thấp hơn khoảng 21% so với mức cao nhất mọi thời đại là 1.850 USD/tấn, thiết lập hồi cuối tháng 10/2021. Theo nghiên cứu của ChemOrbis, giá PVC tăng chậm phần lớn là do nhu cầu kém từ Trung Quốc khi Covid-19 tái bùng phát và hoạt động lockdown tại đây.
BVSC kỳ vọng triển vọng các quý sắp tới của BMP có vẻ mạnh mẽ nhờ động lực kép, bao gồm hàng tồn kho chi phí thấp và giá bán duy trì ở mức cao. Cụ thể, BMP đã chủ động tăng tồn kho ở mức cao hơn bình thường những tháng trước Tết khi giá PVC điều chỉnh về mức 1.300 - 1.400 USD/tấn. Đồng thời, do những bất ổn trong xung đột Nga-Ukraine và triển vọng giá dầu thô, BMP vẫn chưa thay đổi chính sách giá bán của mình.
BVSC cho rằng BMP có khả năng sẽ duy trì giá bán cao trong mùa cao điểm của thị trường, thường kéo dài đến đầu quý 3, trước khi đưa ra một số điều chỉnh giảm để kích cầu trong mùa thấp điểm (mùa mưa), nếu giá PVC không có thay đổi đáng kể.
Cho năm 2022, BMP đề xuất chia ít nhất 50% lợi nhuận ròng của mình, tương tự như các năm trước. Tuy nhiên, BVSC lưu ý rằng BMP đã thực sự duy trì mức chi trả cao và tăng trưởng bền vững trong khoảng 77,5 - 99,3% trong 5 năm qua. Nhờ lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ, vị thế giàu tiền mặt và kế hoạch vốn đầu tư khiêm tốn (kế hoạch đầu tư năm 2022 là 104 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với 200 - 300 tỷ đồng trước đó), công ty chứng khoán này duy trì dự báo cổ tức tiền mặt giai đoạn 2022 - 2024 dao động 5.500 - 6.500 đồng/cổ phiếu. Suất cổ tức hấp dẫn ở mức 8,7 - 10,2% so với mức giá hiện tại.
Dự báo hiện tại của BVSC cho thấy lợi nhuận ròng trong năm 2021 - 2024 của BMP sẽ tăng trưởng ổn định với tốc độ CAGR 37,5%. Cụ thể, BVSC dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 của doanh nghiệp sẽ phục hồi nhanh chóng 110,6% so với cùng kỳ, lên 451,3 tỷ đồng và tiếp tục tăng 16% lên 523,4 tỷ đồng trong năm 2023.
BVSC duy trì khuyến nghị khả quan với BMP và giữ nguyên giá mục tiêu là 72.530 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 22,9%, bao gồm suất cổ tức dự phóng 8,7%). BVSC đánh giá cao BMP nhờ các yếu tố cơ bản vững chắc, bao gồm triển vọng phục hồi mạnh mẽ, vị thế đầu ngành, tình hình tài chính tốt và suất cổ tức hấp dẫn từ 8,7 - 10,2%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.