'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhìn nhận, việc thiếu hụt than trong nước thời gian qua có thể gây ảnh hưởng tạm thời đến sản lượng từ công ty điện than và có thể khiến nhu cầu điện khí tăng lên.
Trước đây, SSI lo ngại về việc giá khí đốt tăng cao làm tăng giá bán bình quân từ các nhà máy điện khí và qua đó có thể khiến nhóm điện khí kém cạnh tranh hơn so với điện than. Tuy nhiên, tình trạng thiếu than trong nước có thể tạm thời ảnh hưởng đến sản lượng điện than.
Điều này lý giải việc sản lượng tiêu thụ trong quý I/2022 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) được dự báo tăng nhẹ mặc dù giá khí tăng. Theo đó, SSI ước tính sản lượng tiêu thụ quý I của NT2 sẽ tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 980 triệu kWh.
Trong đó sản lượng theo hợp đồng (Qc) chỉ giảm nhẹ 4,7% so với cùng kỳ với giả định giá khí ở mức cao và do đó có thể hấp thụ mức tăng giá khí.
Bên cạnh đó, giá trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) diễn biến thuận lợi giúp hỗ trợ lợi nhuận NT2 trong quý I/2022. Động lực tăng giá tới từ việc nền kinh tế mở cửa, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện và sản lượng than trong nước bị thiếu nên phải duy trì huy động sản lượng từ nhóm điện khí.
Lợi nhuận sau thuế quý I của NT2 ước đạt 142 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Kết quả này có thể tốt hơn kỳ vọng của thị trường mặc dù giá khí đốt leo thang. Như đã đề cập ở trên, dự kiến lợi nhuận tốt hơn chủ yếu là do tình trạng thiếu than trong nước tạm thời và nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục, cũng như diễn biến thuận lợi của giá trên thị trường cạnh tranh.
SSI thận trọng ước tính sản lượng của NT2 trong quý II/2022 giảm 3% so với quý trước, đạt 955 triệu kWh (đi ngang so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế ước đạt 130 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với quý II/2021.
Đáng chú ý, việc trả hết nợ có thể giúp NT2 tránh bị ảnh hưởng bởi lãi suất cho vay tăng và biến động của tỷ giá, đồng thời hỗ trợ cho việc chi trả cổ tức tại NT2.
SSI hiện có khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu NT2, với giá mục tiêu 1 năm là 26.800 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời là 16% (bao gồm tỷ suất cổ tức 6%).
Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 49% doanh thu 2021), sản xuất, thương mại lương thực và gạo (chiếm 39%). LTG dẫn đầu mảng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam với thị phần khoảng 20%. LTG sở hữu 14 công ty con và 2 công ty liên kết.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) nhận định, thế giới đang vào giai đoạn khó khăn về lương thực khi đại dịch Covid, cũng như cuộc chiến giữa Nga – Ukraine đang đẩy giá hàng loạt loại lương thực trên thế giới liên tục gia tăng.
Tổng sản lượng của Nga và Ukraine đang chiếm đến 28% nguồn lúa mỳ và 15% bắp xuất khẩu toàn thế giới. Riêng quý I/2022, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,475 triệu tấn, tăng đến 24% cùng kỳ.
Năm 2021, hoạt động xuất khẩu gạo của LTG được đẩy mạnh khi LTG đã xuất hơn 80.000 tấn gạo đến nhiều quốc gia Châu Âu, châu Úc, châu Á, Trung Đông và Châu Phi, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Hoạt động xuất khẩu gạo của LTG kỳ vọng tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm sắp tới khi LTG đã mở rộng hiệu quả thị trường.
Hoạt động xuất khẩu gạo kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh hơn sau những diễn biến bất ngờ từ thế giới. Năm 2022, LTG dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 13.101 tỷ và 707 tỷ đồng, tăng 25,4% và 67,5% thực đạt năm trước.
Dự báo, EPS 2022 ước đạt 8.757 đồng, tương ứng P/E 2021 ở mức 5,2 lần, quanh vùng thấp nhất kể từ khi chào sàn năm 2017. MASVN đánh giá tích cực dành cho LTG nhờ kỳ vọng 2022 sẽ bứt phá ở hoạt động lương thực và gạo, đặc biệt là mảng xuất khẩu nhờ hiệu ứng thiếu lương thực từ thế giới; tiềm lực tài chính cùng sự ứng dụng kỹ thuật mạnh mẽ, phù hợp với bước phát triển tương lai.
Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu LTG với giá mục tiêu 58.700 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 28%.
Đầu tháng 3 vừa qua, Công ty Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) đã kết thúc đợt chào bán các lô trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Trái chủ là 9 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước. Trong đó, lô trái phiếu thứ nhất có giá trị 200 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định 8%/năm.
Lô trái phiếu thứ hai giá trị 400 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 8,2%/năm cho kỳ đầu tiên và bằng tổng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,6%/năm cho các kỳ tiếp theo.
Lô thứ ba là 400 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 8,4%/năm cho kỳ đầu tiên và bằng tổng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,8%/năm cho các kỳ tiếp theo. Trái phiếu được thanh toán định kỳ 12 tháng một lần.
Trước đó, VND cũng đã chốt ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/3/2022 để thực hiện bán ưu đãi (tỷ lệ 1:1) và thưởng cổ phiếu (tỷ lệ 100:80).
Cụ thể, VND sẽ phát hành gần 435 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự thu 4.349 tỷ đồng để tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng năng lực cho vay ký quỹ, kinh doanh trên thị trường vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu…
Đồng thời, phát hành 347,9 triệu cổ phiếu thưởng, tương ứng tỷ lệ 80%. Nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty theo báo cáo tài chính riêng được kiểm toán tại thời điểm 30/9/2021 bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần (hơn 1.160 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (gần 2.320 tỷ đồng).
Sau 2 đợt phát hành này, VND tăng vốn từ 4.349 tỷ đồng lên 12.177 tỷ đồng. Cuối tháng 2/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho VND tăng vốn như trên.
Trong tháng 6 và 7 năm 2021, VND đã tăng vốn thành công thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1; giá chào bán cho cổ đông hiện hữu là 14.500 đồng/cổ phiếu; số cổ phần còn lại được phân phối cho cổ đông khác với giá 18.500 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ tăng gấp đôi từ mức 2.145 tỷ đồng lên mức hiện tại.
Năm 2021, tổng doanh thu hoạt động hợp nhất VND đạt 6.039,2 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.383 tỷ đồng, gấp 3,4 lần năm 2020.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết mức stock rating của VND ở mức 96 điểm, cho thấy đánh giá xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Trong khi đó, mức sector rating của nhóm dịch vụ tài chính ở mức 93 điểm và nằm trong tốp cao nhất so với thị trường, cho thấy đây vẫn là nhóm ngành ghi nhận tăng trưởng tích cực. Đến nay, Yuanta vẫn kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022.
Đồ thị giá của VND đóng cửa tăng 7% và xuất hiện khoảng trống tăng giá với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn.
Điểm tích cực là mức stock rating của VND vẫn trên mức 90 điểm cho thấy cổ phiếu này đang trong giai đoạn tăng trưởng bền vững.
Thêm vào đó, xu hướng ngắn hạn của VND cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại, với giá mục tiêu là 41.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18,5% so với thị giá.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.