Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu REE - Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh với giá mục tiêu 86.000 đồng/cổ phiếu bằng phương pháp định giá từng phần SOTP, phản ánh kỳ vọng rằng mảng điện của REE sẽ tăng trưởng tốt sau khi sáp nhập Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) và việc vận hành thương mại thêm ba dự án điện gió lớn, là Trà Vinh, Phú Lạc 2, Lợi Hải 2 với tổng công suất 102 MW, đã hoạt động từ cuối tháng 10/2021 và sẽ đóng góp khoảng 200 tỷ lợi nhuận sau thuế vào năm 2022.
Trong năm vừa qua, REE cũng đã góp vốn gần 36 tỷ đồng để để sở hữu 29,6% Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà 2, với tổng công suất đạt 18,9 MW và dự kiến vận hành thương mại vào quý IV/2023. Công ty chứng khoán này cho rằng các dự án điện gió mới của REE như Vĩnh Hảo và Kong Chro cũng rất có tiềm năng.
Bên cạnh đó, dòng tiền lớn về dài hạn đến từ hoạt động cho thuê văn phòng e.Town 6 (dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2023) và từ mảng xử lý, phân phối nước được cho là giữ vững sự ổn định, sẽ là nguồn lực để REE đầu tư thêm các mảng năng lượng tái tạo.
Trong năm 2022, REE đặt mục tiêu mở rộng công suất điện gió lên tới 400MW từ các dự án như Vĩnh Hảo, Ea H’Leo và Kông Chro, cũng đầu tư và mua lại thêm các dự án điện gió 100-200 MW và cả các dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn hơn.
Nhìn chung, việc đa dạng danh mục đầu tư vào các công ty/dự án ở mảng năng lượng như thủy điện, nhiệt điện, phong điện và điện mặt trời giúp duy trì lợi nhuận của REE trong những thời kỳ thời tiết không thuận lợi cho thủy điện và điện mặt trời.
Mặt khác, mảng M&E được dự đoán sẽ có sự phục hồi trong trung hạn nhờ dự án sân bay Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Nhìn lại năm vừa qua, REE duy trì mức doanh thu thuần tương đương với năm 2020, doanh thu hợp nhất tăng hơn 3% so với cùng kỳ, đạt gần 5.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh gần 110% do lãi lớn từ các khoản thoái vốn và cổ tức được nhận, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gần 25%, đạt hơn 2.135 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức gần 28,5% của 2020 lên 39,8% cho năm 2021.
REE đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 từ 10-12%, chia cổ tức năm 2021 bao gồm 10% cổ tức tiền mặt và 15% cổ tức cổ phiếu. Tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của REE tại 31/12/2021 lên tới hơn 1,830 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 10 năm nay và tăng hơn 1,8 lần so với cuối năm 2020.
Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tất cả các động lực lợi nhuận chính của ngành dầu khí, khiến hoạt động thăm dò và giá thuê ngày giảm.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI (SSI), công suất hoạt động năm 2021 của PVD có thể ở mức thấp nhất trong 3 năm qua, ở mức 81% so với 83% trong năm 2020. Giá thuê ngày cũng ở mức thấp nhất trong nhiều năm, khoảng 55.000 USD/ngày đối với các giàn khoan JU so với mức trung bình trong 5 năm là 65.000 USD/ngày.
Theo đó, doanh thu thuần năm 2021 đã giảm 23% so với cùng kỳ xuống 4.000 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 91% kế hoạch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp cải thiện 13,2% so với cùng kỳ nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện 3% trong năm.
Mặc dù hoạt động khoan chuyển biến tích cực, chủ yếu từ giàn PVD V, song chưa đủ để bù đắp cho sự suy giảm của lợi nhuận từ các công ty liên doanh/liên kết, và sự gia tăng của chi phí vận hành, cũng như khoản trích lập nợ xấu của KrisEnergy. Kết quả là lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 80% so với năm 2020, về còn 36 tỷ đồng.
SSI cho rằng lợi nhuận của PVD đã chạm đáy trong năm 2021 và với triển vọng ngành dầu khí còn nhiều khác biệt, bao gồm ước tính giá dầu Brent tăng cao hơn năm trước, công ty chứng khoán này kỳ vọng triển vọng khả quan hơn cho hoạt động kinh doanh thăm dò nói chung, và cho PVD từ năm 2022 trở đi.
Cụ thể, SSI ước tính doanh thu của PVD sẽ tăng trưởng lần lượt 60% và 28% so với cùng kỳ trong năm 2022 và 2023, do khối lượng công việc và giá thuê ngày cao hơn. Ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2022 sẽ trở lại mức năm 2019, vì giá thuê ngày bắt đầu cao hơn mức hòa vốn (khoảng 53.000 USD/ngày).
Lợi nhuận sau thuế năm 2022 ước tính tăng 637% so với cùng kỳ từ mức thấp năm 2021, sang năm 2023 ước tính tiếp tục tăng 153% so với cùng kỳ, dựa trên giả định khối lượng công việc cao hơn từ Block B bắt đầu trong năm 2023.
Bên cạnh đó, do ngành dầu khí và khoan phát triển để phản ánh thực tế thị trường mới, SSI mong đợi PVD sẽ là một trong những đơn vị hưởng lợi chính từ sự phát triển này khi các dự án dầu khí tái khởi động và khởi động các dự án mới.
Tiếp tục sử dụng phương pháp định giá DCF để phản ánh đầy đủ tiềm năng trong tương lai của PVD, với ước tính điều chỉnh tăng, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm cho PVD lên 37.000 đồng/cổ phiếu (tương đương P/B 2022 là 1,1 lần), cao hơn 11% giá chốt phiên 1/4. Dù vậy, SSI vẫn duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD.
Năm 2021, chính sách giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE), khiến doanh nghiệp chỉ ghi nhận 5.891 tỷ đồng doanh thu và 1.315 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt thấp hơn 30% và 45% so với năm 2020.
Kết quả trên chịu tác động không nhỏ từ gói hỗ trợ 2.115 tỷ đồng cho khách thuê trong suốt năm 2021. Ở trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) kỳ vọng gói hỗ trợ này sẽ giảm đi đáng kể chỉ còn 300 - 400 tỷ đồng trong năm 2022.
Bên cạnh đó, ở ba tháng cuối năm 2021, kết quả kinh doanh của VRE đang cho thấy sự hồi phục tích cực cho với ba tháng trước đó, với mức tăng lần lượt 74% về doanh thu (1.367 tỷ đồng) và xấp xỉ 400% về lợi nhuận sau thuế (122 tỷ đồng).
Theo MASVN, dự kiến trong năm 2022, VRE sẽ khánh thành 3 trung tâm thương mại là Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Bạc Liêu (Bạc Liêu) và Vincom Plaza Mỹ Tho (Tiền Giang) với tổng diện tích 95.000m2, nâng tổng số lượng trung tâm thương mại lên 83 đơn vị và tổng diện tích sàn thương mại lên 1,75 triệu m2 .
MASVN cho biết thêm, VRE sẽ mở thêm 6 trung tâm thương mại trong giai đoạn 2023 – 2024, và sẽ đạt mục tiêu 129 trung tâm thương mại vào năm 2026, với tổng diện tích sàn lên đến 4,7 triệu m2.
Giai đoạn 2022 - 2023, MASVN dự báo VRE sẽ tăng trưởng mạnh trở lại tương đương so với trước dịch. Phần lớn doanh thu của VRE trong giai đoạn này sẽ đến từ hoạt động cho thuê sàn thương mại, còn hoạt động bán shophouse tiếp tục chiếm tỷ trọng không đáng kể, dao động trong khoảng 800 – 900 tỷ doanh thu mỗi năm.
Riêng năm 2022, MASVN kỳ vọng VRE sẽ hồi phục mạnh mẽ với doanh thu đạt 8.348 tỷ đồng (tăng 42% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 2.312 tỷ đồng, tăng 76%, chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê.
Với quan điểm rằng rủi ro của Covid-19 đã qua đi, MASVN cho rằng sẽ khó có khả năng phong tỏa trên diện rộng lần nữa, thay vào đó rủi ro cố hữu của VRE vẫn là sự trỗi dậy của các sàn thương mại điện tử mà đang được đầu tư rất lớn tại Việt Nam. Hiện công ty chứng khoán này định giá cổ phiếu VRE ở mức 40.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 18% so với thị giá, và khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.