Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra mới đây, Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một (HoSE: TDM) đặt kế hoạch kinh doanh 2022 với sản lượng tiêu thụ mục tiêu 71.89 triệu m3, tăng trưởng 12% cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu nước mục tiêu 494 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 246 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và giảm 27% so với năm 2021; phương án chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức tối thiểu 13% mệnh giá.
Năm nay, TDM cho biết sẽ đầu tư xây dựng tuyến ống nước thô D1600 tại nhà máy Dĩ An, đồng thời đầu tư tuyến ống nước thô từ trạm nước thô về nhà máy Bàu Bàng với tổng giá trị đầu tư 265 tỷ đồng, cơ cấu vốn vay từ Jica hoặc Quỹ đầu tư tỉnh Bình Dương, chiếm 70% tổng giá trị đầu tư.
Cũng trong năm, ban lãnh đạo chia sẻ về chiến lược mở rộng M&A các doanh nghiệp ngành nước, trong đó Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) - công ty liên kết của TDM dự kiến mua vào 20 - 50% cổ phần của Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ 2, ước tính chi phí khoảng 70 tỷ đồng.
Mặt khác, TDM tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Tân (hiện nắm giữ 20,16% vốn điều lệ) với chi phí 48,55 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Nước Đồng Nai (đang nắm 12,05% vốn) với chi phí khoảng 36 tỷ đồng.
TDM có kế hoạch phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu, nhằm mục đích đầu tư vào các công ty ngành nước này và bổ sung vốn lưu động. Tổng giá trị phát hành dự kiến khoản 300 - 400 tỷ đồng. Thời gian thực hiện quý II/2022.
Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2021, TDM ghi nhận doanh thu sản xuất nước đạt 417 tỷ đồng (tăng 8% cùng kỳ), trong đó giá nước tăng trung bình 5% cùng kỳ, đạt mức 6.578 đồng/m3.
Khấu trừ chi phí và thuế, lãi ròng đạt 328,6 tỷ đồng, tăng 90% so với năm trước, tương ứng EPS đạt 3.286 đồng. Đến hết năm ngoái, TDM có hơn 1.307 tỷ đồng đầu tư tài chính vào các công ty liên kết, tăng 6,5% cùng kỳ. Trong đó, BWE là khoản đầu tư lớn nhất với giá trị đầu tư đạt 1.061 tỷ đồng.
Với kết quả này, doanh nghiệp thực hiện phương án trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 12%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 1.200 đồng, dự kiến triển khai vào cuối tháng 4/2022.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán SSI (SSI), doanh thu nước của TDM năm 2022 đạt 490 tỷ đồng (tương đương doanh thu kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế đạt 276 tỷ đồng (giảm 15% cùng kỳ), cao hơn so với kế hoạch của doanh nghiệp.
SSI đánh giá tích cực hoạt động của TDM nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp nước sạch niêm yết nhờ vào tỷ lệ thất thoát nước thấp và nguồn nguyên liệu ổn định từ sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa.
Đồng thời, nhà máy Bàu Bàng kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nhu cầu trung bình Bình Dương ở mức 12% trong giai đoạn 2022 - 2025 nhờ vào nhà đầu tư mới tại các khu công nghiệp khu vực Bàu Bàng.
TDM hiện đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 2022 là 13,6 lần, cao hơn so với mức trung bình ngành ở mức 12 lần. Vì thế, SSI giữ quan điểm trung lập đối với cổ phiếu TDM với mức giá mục tiêu 40.800 đồng/cổ phiếu, chỉ cao hơn 2,7% thị giá hiện tại, dựa trên phương pháp kết hợp DCF và P/E.
SSI cũng lưu ý các nhà đầu tư về rủi ro pha loãng cổ phiếu của TDM, xuất hiện sau đợt phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc nguồn nước thô đầu vào ô nhiễm làm gia tăng chi phí sản xuất nước sạch của TDM và giá nước phụ thuộc vào BWE, cũng như hiệu quả đầu tư vào hai công ty mới là các yếu tố bất lợi với cổ phiếu TDM.
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) báo cáo doanh thu quý IV/2021 đạt 8.780 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 452 tỷ đồng, tăng 194%.
Lũy kế năm 2021, doanh thu của NKG đạt 28.173 tỷ đồng, tăng 144% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 2.225 tỷ, tăng 654%. Như vậy, NKG đã hoàn thành 176% kế hoạch doanh thu và 371% kế hoạch lợi nhuận được giao.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhìn nhận, ba tháng cuối năm 2021, doanh thu của nhà sản xuất thép này tăng trưởng là nhờ nhu cầu thép cao ở thị trường trong nước và các quốc gia xuất khẩu (châu Âu, Mỹ, chiếm hơn 50% sản lượng tiêu thụ).
Lợi nhuận tăng mạnh là do biên lợi nhuận gộp trong quý cao hơn cùng kỳ, ở mức 12%. Tuy nhiên, Yuanta lưu ý biên lợi nhuận gộp này đã giảm so với các quý trước do chênh lệch thấp hơn giữa giá thép cuộn cáng nóng đầu vào (HRC) và giá bán thép thành phẩm.
Năm 2022, Yuanta kỳ vọng tiêu thụ thép tại thị trường trong nước sẽ hồi phục sau khi chững lại từ nửa cuối 2021 nhờ kỳ vọng Chính phủ thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục.
Thêm vào đón, công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hồi phục thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu tôn thép sang các thị trường châu Âu và châu Mỹ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho NKG.
Trong ngắn hạn, xung đột giữa Nga - Ukraine có thể làm giảm nguồn cung thép, đặc biệt tại thị trường châu Âu do Nga và Ukraine chiếm lần lượt 14% và 8% nguồn cung thép vào khu vực này. Do đó, việc cấm vận hoặc không dùng thép từ Nga sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép như NKG.
Ngoài ra, giá thép HRC đang có xu hướng tăng trở lại và Yuanta kỳ vọng NKG sẽ được hưởng lợi khi đã tích trữ sẵn lượng hàng tồn kho giá thấp tại quý IV/2021, với giá trị 8.281 tỷ đồng, là mức cao nhất trong các năm qua.
Ở mức giá hiện tại, NKG đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng là 4,7 lần (tương ứng EPS là 10.418 đồng). Mức stock rating của NKG ở mức 92 điểm cho thấy đánh giá mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Đồ thị giá của NKG đóng cửa tăng 3,7% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của NKG cũng được nâng lên mức tăng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với giá mục tiêu ngắn hạn 63.130 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời dự kiến 23,7%.
Năm 2021, thu nhập lãi (NII) của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tín dụng tăng trưởng 26% và biên lãi ròng (NIM) đạt 5,03%.
Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi (non-ii) tăng mạnh 51,5% cùng kỳ nhờ thu nhập từ nợ xấu đã xử lý tăng 68,1% và thu nhập từ hoạt động bảo hiểm tăng 23,7%.
Về mặt chi phí, CIR giảm về 33,5% từ mức 38,6% năm trước, nhờ quản lý chi phí nhân viên hiệu quả. Đồng thời, chi phí dự phòng tăng 31,2% cùng kỳ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 268%, là mức cao thứ hai trong ngành.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm về 0,9% từ mức 1,1% năm trước, thấp hơn 53% so với mức trung bình ngành là 1,92% trong năm 2021.
Trong cuộc họp trung tuần tháng 3, MBB chia sẻ mong muốn trở thành một trong những ngân hàng số hàng đầu dựa trên không gian sáng tạo số Innovation Lab và các nền tảng ứng dụng App MB và Biz MB.
Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay bán lẻ, tập trung vào cho vay cá nhân và nhưng doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-SME) với mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 17% trong giai đoạn 2022 - 2026.
Trong năm 2022, MBB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 26,7% so với năm ngoái, đạt 20.900 tỷ đồng với tăng trưởng tín dụng đạt 20% cùng kỳ, nhờ đó ROE đạt mức 23%. MBB cũng tiếp tục quản lý chất lượng tài sản với mục tiêu NPL nhỏ hơn 1% trong năm nay.
Giai đoạn 2022 - 2023, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) dự báo NII của MBB tăng 19,9%/18,8% cùng kỳ nhờ cho vay tăng trưởng 20,0%/17,5% và NIM đạt 5,03%/5,11%.
VND tin rằng việc MBB tập trung cho vay bán lẻ và cải thiện ứng dụng giúp tăng trưởng tín dụng và CASA. Non-II tăng 16,4%/14,1% svck nhờ đẩy mạnh bán chéo, tăng tốc sản phẩm số và sự đóng góp của các công ty con. Chi phí dự phòng giảm 5%/1,7% so với năm 2021 nhờ nền tảng chất lượng tài sản tốt. Kết quả, lợi nhuận tăng trưởng 28,5%/21,5% so với cùng kỳ trong các năm 2022 - 2023.
VND đưa ra giá mục tiêu 40.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 27,5% mức giá đóng cửa phiên gần nhất dành cho MBB, dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư và P/BV.
MBB hiện tại đang giao dịch tại mức 1,6 lần P/B 2022, thấp hơn so với mức trung bình ngày là 2 lần. VND kỳ vọng MBB phù hợp với mức dự báo 2 lần P/B nhằm phản ánh ROE cao hơn trung bình ngành giai đoạn 2022 - 2023. Cùng với đó đưa ra khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ngân hàng này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.