'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, Công ty Cổ phần Container Việt Nam (HoSE: VSC) đã thông qua một số nội dung quan trọng. Cụ thể, VSC đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2022, doanh thu tăng nhẹ 0,4% thực hiện năm trước, lên 1.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 3,6%, kỳ vọng đạt 500 tỷ đồng.
Đại hội đã chính thức thông qua phương án chi trả cổ tức cho năm 2021, theo hình thức cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. Trong đó 5% cổ tức bằng tiền mặt đã được chi trả trong năm 2021, 10% cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Đại hội cũng đã thông qua mức cổ tức dự kiến cho năm 2022 là 20% bằng mệnh giá.
Năm 2022, ban lãnh đạo VSC đề xuất một số thay đổi trong kế hoạch đầu tư với những điểm chính, bao gồm việc lùi lại dự án cảng nước sâu Cát Hải đến năm 2023 và do đó, dự án dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động sớm nhất từ năm 2025.
Doanh nghiệp không muốn đầu tư dự án cảng nước sâu Liên Chiểu do tiềm năng sản lượng ở khu vực này còn yếu. Lưu ý, VSC đang mua một ICD tại Đình Vũ, Hải Phòng, thông qua công ty con GLC. ICD có diện tích 20ha và vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng. Dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng 7/2022.
Trong khi đó, cảng VIMC - Đình Vũ (VSC mua 36% trong năm 2021) dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý II hoặc chậm nhất là quý III năm nay.
VSC cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I, với doanh thu và lợi nhuận trước thuế ước đạt 446 tỷ đồng và 120 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,4% và 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) duy trì ước tính và giá mục tiêu 46.500 đồng/cổ phiếu đối với VSC, tương ứng triển vọng tăng giá gần 2%. Tuy nhiên, do cổ phiếu VSC đã tăng 25% sau thời gian ngắn, vì thế SSI điều chỉnh khuyến nghị xuống trung lập.
Theo quan điểm của công ty chứng khoán này, hầu hết tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 của VSC sẽ đến từ việc tối ưu hóa các dự án hiện tại, trong khi các dự án mới có thể cần mất một thời gian để có lãi. Bên cạnh đó, sản lượng qua cảng nước sâu Lạch Huyện đang phục hồi trở lại sau khi vấn đề cạn luồng được giải quyết, có thể tạo thêm cạnh tranh cho các cảng sông.
Kết thúc quý IV/2021, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) chứng kiến doanh thu đạt 3.907 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 1.176 tỷ, tăng 411%.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của DCM đạt 9.870 tỷ đồng, tăng 31% cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 2.056 tỷ đồng, tăng 187%. Như vậy, DCM hoàn thành 107% kế hoạch doanh thu và 222% kế hoạch lợi nhuận, sau khi đã điều chỉnh tăng mức kế hoạch kinh doanh vào cuối 2021.
Trong quý IV vừa qua, doanh thu của DCM tăng trưởng tốt nhờ giá bán các mặt hàng phân bón tăng mạnh như urê (giá tăng 111% cùng kỳ) chiếm khoảng 70% tổng doanh thu, sản lượng urê bán ra tăng 47% cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng mạnh lên mức 37,8% (cùng kỳ 19,9%). Lợi nhuận tăng mạnh còn nhờ chi phí lãi vay giảm 70% cùng kỳ, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 12% và 57% cùng kỳ, tăng ít hơn doanh thu.
Năm 2022, DCM đặt kế hoạch kinh doanh "giật lùi" với doanh thu 9.060 tỷ đồng (giảm 8,2% cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 544 tỷ đồng (giảm 73,5%). Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng DCM đặt kế hoạch khá thận trọng cho năm 2022 và kỳ vọng giá phân bón sẽ khó giảm trong ít nhất nửa đầu 2022.
Yuanta giả định, chi phí sản xuất cao trong bối cảnh giá khí tăng mạnh; nguồn cung hạn chế do tình trạng hạn chế xuất khẩu phân bón ở Trung Quốc và Nga; nhu cầu phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao.
Đồng thời trong ngắn hạn, Nga có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất khẩu phân bón do vấn đề chính trị Nga - Ukraine hiện tại. Năm 2021, Nga là nước xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt 7 và 5,9 triệu tấn. Do đó, Yuanta tin rằng DCM có thể hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine hiện tại do rủi ro thiếu hụt nguồn cung phân bón trên thế giới.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng là 12,4 lần (tương ứng EPS là 3.622 đồng). Mức stock rating của DCM ở mức 95 điểm cho thấy đánh giá mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 3,1% và đồ thị giá xác lập mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với giá mục tiêu ngắn hạn 56.910 đồng/cổ phiếu, mức sinh lời dự kiến gần 20%.
Theo Công ty Chứng khoán VNDirect (VND), cuộc khủng hoảng địa chính trị gần đây đã đẩy giá dầu ăn lên mức cao kỷ lục do Ukraine là một trong những nước xuất khẩu dầu ăn lớn với 6% thị phần toàn cầu. Công ty chứng khoán này ước tính giá dầu ăn trung bình của năm 2022 sẽ tăng hơn 30% so với năm trước.
Mặc dù Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đã tăng giá bán lẻ dầu ăn hơn 20% kể từ ngày tháng 7/2021, nhưng VND nhận thấy khả năng tăng giá bán lẻ cao hơn nữa của KDC là hạn chế do cạnh tranh thị trường với thị phần khoảng 39% Việt Nam. VND cũng cho rằng KDC cần giành thêm thị phần để củng cố sức mạnh giá của mình.
Mặt khác, việc mở rộng mảng bánh kẹo của KDC chậm hơn dự kiến của VND. Cho đến nay, các sản phẩm bánh của Kido chỉ phân phối thông qua khoảng 25 cửa hàng Chuk Chuk và một số kênh thương mại điện tử. VND tin rằng việc sản xuất bánh của Kido đã bị Covid-19 cản trở vào 2021 và kỳ vọng KDC có thể nâng cao công suất trong vài quý tới với ước tính doanh thu từ mảng này tăng trưởng 89%/26% so với cùng kỳ, chiếm 2,2%/2,4% tổng doanh thu và 4,1%/4,3% vào lợi nhuận gộp của KDC trong năm 2022/2023.
VND dự báo lợi nhuận gộp của KDC sẽ thay đổi giảm 1,6%/tăng 0,2% so với báo cáo trước sau khi tăng doanh thu và giảm biên lợi nhuận gộp. VND điều chỉnh lợi nhuận ròng của KDC trong năm 2022/2023 giảm 0,9%/3,4% so với báo cáo trước còn 545 tỷ đồng (giảm 7,6% cùng kỳ)/157 tỷ đồng (tăng 31,4% cùng kỳ).
VND hạ khuyến nghị xuống trung lập với giá mục tiêu 61.700 đồng/cổ phiếu do khó khăn từ giá dầu ăn tăng và mảng bánh mỳ/chuỗi Chuk Chuk của Kido cần thêm thời gian để phát triển.
Định giá của VND tính trung bình định giá DCF và định giá P/E. Tiềm năng tăng giá gồm thành công trong liên doanh với Vinamilk hoặc mảng bánh KIDO hoặc chuỗi cửa hàng Chuk Chuk; biên lợi nhuận gộp tốt hơn mong đợi hoặc chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thấp hơn ước tính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.