'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) sở hữu hệ thống 16 trại nuôi heo thịt và heo giống với tổng đàn heo lên đến 130.000 con trong 2021 - đứng tốp 5 thị trường heo hơi Việt Nam (về tổng đàn). Công ty đang áp dụng mô hình trang trại nuôi heo hiện đại 4.0, sử dụng công nghệ cao được nhập khẩu từ châu Âu với mục tiêu chiếm 8-10% thị phần heo thịt và đứng vào danh sách tốp 3 công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm tại Việt Nam trong năm 2030.
Năm 2021, BAF ghi nhận doanh thu 10.435 tỷ đồng, giảm gần 19% so với năm trước, đóng góp chủ yếu từ hoạt động kinh doanh nông sản và chăn nuôi. Sản lượng heo bán ra trong năm đạt hơn 155.000 con, tăng hơn 2,3 lần cùng kỳ.
Với chiến lược lấy mảng chăn nuôi làm trọng tâm, biên lợi nhuận gộp cả năm 2021 đạt 4,7%, tăng 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ (trong đó biên lợi nhuận gộp từ mảng chăn nuôi lên đến 36%). Lợi nhuận sau thuế đạt mức 322 tỷ đồng, tăng trưởng 703% so với năm 2020.
PHS nhận định, biên lãi gộp mảng chăn nuôi và thực phẩm của BAF luôn dao động từ 35 - 39% trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi “leo thang” do chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Các lợi thế của BAF gồm có 3 nhà máy sản xuất cám với tổng công suất 460.000 tấn/năm (chủ yếu tiêu thụ nội bộ), đồng thời có vị thế là nhà thương mại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) hàng đầu Việt Nam, công ty tiếp cận được nguồn cung nguyên liệu đầu vào có giá thành hợp lý và ổn định.
Chính vì vậy, chi phí cám (TACN) của BAF ước tính thấp hơn 10 - 15% chi phí thị trường. BAF cũng áp dụng mô hình trang trại theo công nghệ 4.0 đảm bảo được năng suất heo giống và giảm thiểu chi phí không cần thiết và công ty không bán heo hơi cho thương lái mà trực tiếp giết mổ, bán sản phẩm thịt có thương hiệu tới người tiêu dùng, với giá từ 50.000 - 200.000 đồng/kg.
PHS kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ thịt heo hơi tăng trong 2022 nhờ sự mở cửa trở lại của các nhà hàng, trường học và nhà máy khi Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn “bình thường mới” sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt heo vào năm 2022, đạt 3,4 triệu tấn vào năm 2022 với tăng trương CAGR là 3,1% trong giai đoạn 2022 - 2030.
Trong khi đó, nguồn cung có thể thiếu hụt nếu tình dịch dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh khiến đàn heo bị tiêu hủy và giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến nhiều nông dân e ngại tái đàn. Kỳ vọng mức giá heo hơi có thể quay lại mức từ 60.000 - 65.000 đồng/kg.
Năm 2022, PHS ước tính doanh thu của BAF đạt 6.019 tỷ đồng (giảm 42% cùng kỳ), do BAF giảm tỷ trọng mảng nông sản và chuyển hướng sang vào mảng chăn nuôi; biên lãi gộp ước đạt 10,2%, tăng 5,5 điểm phần trăm so với 2021 nhờ chuyển dịch sang kênh phân phối bán lẻ và vận hành mảng chăn nuôi theo mô hình 3F khép kín; lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 405 tỷ đồng, tăng trưởng 26%.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS cho rằng mức giá hợp lý cho cổ phiếu BAF khoảng 76.000 đồng/cổ phiếu (cao hơn 23% so với giá hiện tại). Từ đó khuyến nghị mua cho cổ phiếu này. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về các rủi ro đối với BAF, chẳng hạn rủi ro vay nợ cao, rủi ro đặc thù ngành chăn nuôi, rủi ro pha loãng cổ phiếu.
Kết thúc quý IV/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) báo cáo doanh thu thuần đạt 271 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Nhờ biên lãi gộp tăng mạnh, tiết giảm chi phí vận hành, lợi nhuận sau thuế đạt gần 120 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với số lỗ sau thuế 8,3 tỷ đồng trong quý IV/2020.
Lũy kế cả năm qua, ITA ghi nhận 936,4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 44% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 295 tỷ đồng tăng 65% so với năm 2020 – Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 10 năm qua của doanh nghiệp.
Với kế hoạch kinh doanh năm 2021 là 910 tỷ đồng doanh thu và 237 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ITA đã vượt 3% về chỉ tiêu doanh thu và vượt 24% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ITA chỉ giảm nhẹ xuống 13.420 tỷ đồng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 187% lên 233 tỷ đồng, tuy nhiên hàng tồn kho giảm 8% xuống còn 3.736 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, nợ vay ngắn hạn và dài hạn đều giảm xuống còn 23 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, tương ứng giảm 81% và 41,5% so với thời điểm đầu năm. ITA còn 1.326 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá mức stock rating của ITA ở mức 92 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của ITA vừa đóng cửa tăng 4,8% và vượt mức kháng cự ngắn hạn 17.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự 17.300 đồng/cổ phiếu, đặc biệt đồ thị giá cũng xác nhận mô hình đảo chiều tăng giá ngắn hạn bullish bat.
Xu hướng ngắn hạn của ITA cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với giá mục tiêu ngắn hạn là 20.910 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 20%.
Năm 2021, Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) chứng kiến doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 6.495 tỷ đồng và 512 tỷ đồng, tăng 15,9% và 42,8% cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng kinh doanh chế biến gỗ đạt 3.437 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ nhờ xuất khẩu khá tích cực; mảng đá xây dựng, ốp lát chỉ tăng nhẹ 0,7% cùng kỳ, đạt 1.446 tỷ đồng doanh thu; mảng bất động sản đóng góp mới 521 tỷ đồng, từ dự án Phú Tài Residence. Dù vậy, khó khăn của dịch Covid-19 đã khiến mảng bán và dịch vụ xe ô tô Toyota chỉ đạt 1.011 tỷ đồng, giảm 3,8% cùng kỳ.
Được biết, dự án Phú Tài Residence có quy mô ở mức 622 căn hộ và 12 căn hộ thương mại đã đóng góp doanh thu từ quý IV/2021, và kỳ vọng đóng góp doanh thu và lợi nhuận phần còn lại trong năm 2022.
Bên cạnh đó, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho rằng PTB tiếp tục có những dự án khác để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Ví dụ mảng xuất khẩu gỗ duy trì sức tăng trưởng cao năm 2022 với lợi thế từ thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ. Ngoài ra, dự án đồ gỗ nội thất tại Phù Cát, Bình Định hoạt động từ quý II/2021, nâng tổng công suất thiết kế lên 84.050 m3/năm.
Trong tương lai, PTB đang tiếp tục đầu tư nhà máy Phù Cát số 3 có thể đi vào hoạt động vào đầu năm 2023 nâng tổng công suất thiết kế lên thêm 21%, đạt 102.050 m3/năm. Thêm vào đó, dự án nhà máy chế biến nguyên liệu đá thạch anh với quy mô dự án 65.000 tấn bột thạch anh/năm (tương đương 46.500m3 bột thạch anh/năm), dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong quý II/2022.
Năm 2022, MASVN dự báo doanh thu và lãi ròng của cổ đông công ty mẹ của PTB đạt 7.655 tỷ và 649 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,9% và 26,7% thực hiện năm ngoái. Trong đó, doanh thu mảng gỗ kỳ vọng tăng trưởng 22% cùng kỳ, đạt 4.193 tỷ đồng nhờ sự tích cực mảng kinh doanh online và xuất khẩu; mảng bất động sản đạt 733 tỷ đồng doanh thu, tăng 43%; mảng đá và ô tô kỳ vọng doanh thu thu tăng 8% và 6%.
EPS dự phóng năm 2022 ước đạt 13.349 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E ở mức 8,7 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho PTB nhờ các yếu tố như đóng góp tiếp tục từ mảng bất động sản; sự phục hồi của mảng ô tô và đá, đi kèm sự phục hồi kinh tế; mảng gỗ kỳ vọng sẽ duy trì nhịp tăng trưởng mạnh, dẫn dắt tăng trưởng PTB trong những năm tới.
Hiện MASVN khuyến nghị nhà đầu tư có thể mua vào đối với cổ phiếu PTB, giá mục tiêu 140.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 20%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.