Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước, tổ chức ngày 24/3, đại tá Tào Đức Thắng thay mặt Viettel đưa ra 8 kiến nghị để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, Viettel đề xuất Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế.
Cụ thể, thời gian qua, một số doanh nghiệp nhà nước đã được giao nhiệm vụ nhưng chưa cụ thể, chưa phân công rõ vai trò của từng doanh nghiệp nhà nước, năng lực của doanh nghiệp nhà nước bị phân tán. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành một nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, đến 2030 trở thành nước có công nghiệp hiện đại.
"Chúng ta không thể có một nền công nghiệp hiện đại nếu chỉ đi mua và phụ thuộc vào nước ngoài, mà phải tự chủ trong việc nghiên cứu, thiết kế, làm chủ công nghệ, tạo ra những sản phẩm Make in Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần giao những nhiệm vụ này cho các doanh nghiệp nhà nước", đại tá Tào Đức Thắng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Viettel đề xuất Chính phủ mạnh dạn giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng, cụ thể thuộc các lĩnh vực mới, lĩnh vực khó, mang tính chất mở đường, dẫn dắt, liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia… Các nhiệm vụ này nếu được triển khai thành công sẽ tạo ra phát triển đột phá cho nền kinh tế.
Thứ hai, Viettel đề xuất Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, tăng tính chủ động trong công tác đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tư phát triển có ý nghĩa sống còn, doanh nghiệp có đầu tư thì mới có phát triển.
Theo lãnh đạo Viettel, doanh nghiệp nhà nước cần được phân cấp, trao quyền chủ động cao hơn trong công tác đầu tư, mua sắm, từ đó mới có thể linh hoạt, chớp thời cơ, phản ứng nhanh với thị trường, cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
"Hiện nay, việc mua sắm cho các dự án đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước có khi phải mất hàng năm trời do việc thẩm định dự án mất nhiều thời gian và sau khi có quyết định đầu tư mới được đấu thầu. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ 1 tháng là có thể ký được hợp đồng", ông Thắng nói.
Thứ ba, Viettel đề xuất Chính phủ đẩy mạnh phân cấp cho các doanh nghiệp nhà nước được chủ động thành lập, tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nội bộ. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhất là các công nghệ 4.0, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
Do đó, Viettel cho rằng Chính phủ cần giao cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nội bộ để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới.
Thứ tư, Viettel đề xuất Chính phủ quy định đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức đánh giá tổng thể, không đánh giá riêng từng dự án nhằm tạo động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ông Thắng, việc yêu cầu đánh giá hiệu quả của từng dự án không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, khi các doanh nghiệp nhà nước đều triển khai nhiều dự án, nhiều lĩnh vực hoạt động. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố và luôn có rủi ro nhất định, không thể “trăm trận trăm thắng”. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp nhà nước không dám đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực đổi mới sáng tạo, không đón đầu được các cơ hội.
Do đó, Viettel đề xuất Chính phủ quy định việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức đánh giá tổng thể, không đánh giá riêng từng dự án. Nội dung này cần được quy định rõ trong các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo tính nhất quán khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.
Thứ năm, Viettel đề xuất Chính phủ nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp nhà nước thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công nghệ mới, các start-up, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, từ đó, thúc đẩy đổi mới công nghệ, mô hình kinh doanh mới, phát triển liên kết, tạo ra hệ sinh thái để các doanh nghiệp cùng phát triển.
Lãnh đạo Viettel đánh giá việc này cũng sẽ khắc phục được tình trạng các start-up ở Việt Nam hiện nay đang rất thiếu vốn và chủ yếu trông đợi từ các quỹ đầu tư nước ngoài và bị các quỹ đầu tư nước ngoài thâu tóm.
"Tính chất của hoạt động đầu tư mạo hiểm là có độ rủi ro cao, tỷ lệ thành công thấp nhưng nếu thành công sẽ có lợi nhuận lớn, 10 dự án đầu tư có thể chỉ thành công 1 đến 2 dự án nhưng sẽ bù đắp được cho toàn bộ chi phí bỏ ra. Vì vậy, Viettel đề xuất Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để các doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện", lãnh đạo Viettel nhấn mạnh.
Thứ sáu, Viettel đề xuất vấn đề tăng quy mô vốn, tài sản cho doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, vươn ra thị trường quốc tế. Ngoài việc bổ sung vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển, Viettel đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại nộp ngân sách nhà nước.
"Viettel đã được phê duyệt vốn điều lệ đến hết 2020 là 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết 2021, vốn điều lệ của Viettel mới đạt 160.000 tỷ đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung để đảm bảo đủ vốn điều lệ 300.000 tỷ đồng.
Thứ bảy, Viettel đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư nước ngoài. Công tác đầu tư nước ngoài sẽ góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu văn hoá và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.
Do đó, Viettel đề xuất Chính phủ, các bộ ngành kiên định ủng hộ, hỗ trợ hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel; cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, quan điểm thúc đẩy, quản lý, đánh giá, tăng cường xúc tiến, đàm phán các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước mà Viettel đã đầu tư, đồng thời hướng dẫn Viettel giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Thứ tám, Viettel đề xuất về cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước rất đa dạng về quy mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động, do đó các cơ chế đặc thù cũng cần phải thiết kế cho từng nhóm doanh nghiệp hoặc thậm chí đến từng doanh nghiệp.
Do đó, Viettel đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, bộ/ngành của Chính phủ trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp nhà nước để xây dựng những cơ chế đặc thù phù hợp với từng doanh nghiệp, qua đó thực tiễn được phản ánh đầy đủ vào cơ chế chính sách, giúp các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quan trọng được giao trong thời gian tới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.