Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kết thúc năm 2021, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) đạt 6.216 tỷ đồng (tăng 29% so với năm trước), chiếm 58,7% tổng thu nhập hoạt động (TOI); thu nhập ngoài lãi đạt 4.373 tỷ đồng (tăng 85% cùng kỳ), chiếm 41,3% TOI, qua đó đưa lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi năm 2020 lên 4.035 tỷ đồng, là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của MSB đạt 23,1%, thuộc top 25% ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao hàng đầu toàn ngành. Mặt khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của MSB tăng trưởng 46% lên 1.568 tỷ đồng, làm cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 95,4%, mức cao nhất trong 5 năm qua và ngang ngửa so với mức trung bình ngành.
Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bản đạt 1,74%, giảm 22 điểm cơ bản so với cuối năm 2020, cao hơn 27 điểm cơ bản so với mức trung bình ngành là 1,47%.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng nhận định, tốc độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng của MSB trong năm vừa qua là thành quả của chiến lược mạng lưới phân phối đa kênh, hoàn thiện kênh đối tác và các kênh bán trực tiếp - lực lượng nòng cốt để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Cùng với đó, chiến lược phát triển hệ sinh thái số, kênh số và chiến lược chuỗi cũng sẽ tạo động lực tăng trưởng tín dụng cho MSB trong tương lai.
Dự kiến trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục triển khai hai dự án chiến lược gồm thay mới core-banking và xây dựng nhà máy số, sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
Thêm một điểm sáng đối với MSB, tới từ hoạt động bán chéo bảo hiểm, là động lực tăng trưởng thu nhập phí. Trước đó ngày 3/3/2021, MSB đã hoàn thành việc gia hạn hợp đồng bancassurance độc quyền với Prudential trong vòng 15 năm, dự kiến, hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng đều 30% qua các năm cho MSB, chưa tính phí trả trước.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. PHS duy trì ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MSB sẽ tích cực hơn năm 2021, với mức tăng 27% so với cùng kỳ.
Dù vậy, nhờ tỷ lệ CASA lớn và khả năng thu hút các khoản vay nước ngoài (các khoản vay có lãi suất thấp và kỳ hạn ổn định) nhằm giảm chi phí huy động vốn, PHS ước tính biên lãi ròng (NIM) 2022 của MSB duy trì so với năm 2021 ở mức 3,68%.
Hơn nữa, do năm 2021 MSB chưa ghi nhận lợi nhuận bán FCCOM trên báo cáo tài chính, nên PHS nâng ước tính thu nhập ngoài lãi năm 2022 lên 6.364 tỷ đồng, tăng 46% so với thực hiện năm trước.
Kết thúc năm 2021, MSB có 3.038 tỷ đồng nợ tái cơ cấu. Ngân hàng cho biết đã trích thận trọng 100% với 308 tỷ đồng dự phòng cho dư nợ tái cơ cấu. Vì thế, PHS duy trì ước tính thận trọng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 sẽ tăng 63,3% cùng kỳ lên 2.561 tỷ đồng.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, công ty chứng khoán này xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MSB là 33.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 27% so với thị giá hiện tại, đồng thời đưa ra khuyến nghị mua.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, đóng cửa quý IV/2021, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt gần 1,1 triệu tấn (tăng 19,55% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó sản lượng thép cuộn cán nóng (HRC) tăng trưởng vượt trội với 629.000 tấn.
Lũy kế cả năm, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt gần 3,9 triệu tấn, tương ứng tăng 14,4% cùng kỳ, trong đó mặt hàng HRC chiếm 2,5 triệu tấn. Đồng thuận với đó, HPG cũng chứng kiến kết quả kinh doanh năm 2021 "thăng hoa" với doanh thu và lợi nhuận ở mức 149.000 tỷ đồng và 34.000 tỷ đồng, lần lượt cao hơn 84% và 23% so với thực hiện năm 2020.
Ở những tháng đầu năm 2022, tình hình tiêu thụ của HPG tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Ước tính trong tháng 1 và 2, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng lần lượt là 381.000 tấn (tăng 105% cùng kỳ) và 447.000 tấn (tăng 136%), trong đó tiêu thụ HRC lần lượt đạt 228.000 tấn và 238.000 tấn.
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu HPG cũng ghi nhận mức tiêu thụ tăng trưởng tốt trong tháng 1 và 2, lần lượt là 214% cùng kỳ và 90% cùng kỳ, cao hơn rất nhiều so với thị trường là 88% và 47%.
MBS nhìn nhận, mặc dù tháng 2 có mức tiêu thụ tăng trưởng chậm lại so với quý liền kề, song với tình hình chiến sự căng thẳng tại một số quốc gia lớn hiện nay thì tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cho HPG trong giai đoạn tới là rất lớn.
Hơn nữa, HPG dự kiến tiếp tục phát triển chuỗi giá trị và quy mô sản xuất trong năm 2022, tiêu biểu là việc khởi công dự án Dung Quất II trong các tháng tới. Đây là dự án có vốn đầu tư 70.000 tỷ đồng và có công suất hàng năm đạt 5,6 triệu tấn HRC, tương đương 187% công suất HRC hiện tại và 70% tổng công suất thép thô. Đồng thời, HPG cũng đang ấp ủ kế hoạch đầu tư xây dựng dự án Dung Quất III.
Về mảng công nghiệp, HPG đã khởi động việc đầu tư nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Mạc, tỉnh Hà Nam vào cuối tháng 11/2021. Nhà máy sẽ hoàn thành sau 5 tháng, chuyên sản xuất máy lạnh, máy lọc không khí và máy lọc nước với công suất 1 triệu sản phẩm/năm. HPG đặt mục tiêu vào phân khúc thiết bị gia dụng và dự kiến đạt 1 tỷ USD doanh thu trong năm 2030.
Nhằm mở rộng chuỗi giá trị, HPG cũng đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất container tại Bà Rịa-Vũng Tàu trong tháng 11/2021, với công suất 500.000 TEU/năm.
Về mảng nông nghiệp, HPG dự kiến tăng gấp đôi doanh thu trong vòng 5 năm, với công suất bò và heo lần lượt đạt 200.000 và 750.000 con/năm. HPG cũng đang hướng đến kế hoạch mở rộng sang mảng bất động sản trong vòng 5 năm kế tiếp, tuy nhiên, thép vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong doanh thu và lợi nhuận của HPG trong 3 năm tới.
Về triển vọng tăng trưởng, MBS cho rằng HPG sẽ duy trì vị thế dẫn đầu ngành, kiểm soát chi phí tốt với biên lợi nhuận gộp cao, kế hoạch phát triển, mở rộng năng lực sản xuất với các dự án Dung Quất II và III, đồng thời chủ động trong nguyên liệu đầu vào trong tương lai và tăng trưởng tiêu thụ nội địa khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi và hưởng lợi tăng trưởng xuất khẩu khi Trung Quốc đang hạn chế sản xuất.
Trên cơ sở đó, MBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 65.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 33,6%.
Năm 2021 chứng kiến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) tăng trưởng khả quan, nhờ giá dầu tăng mạnh đến 65% so với cùng kỳ. Cụ thể, nhà máy lọc dầu này ghi nhận doanh thu đạt 101.080 tỷ đồng, tăng 74% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 6.941 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lỗ đến 2.843 tỷ đồng.
BSR cho biết, lợi nhuận tăng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp trong kỳ được cải thiện tốt, đồng thời doanh nghiệp cũng đã linh hoạt tập trung sản xuất các sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và biên lợi nhuận cao (Xăng A95, A92, FO, PP), trong khi hạn chế sản xuất sản phẩm có biên lợi nhuận thấp (DO/JETA1).
Năm 2021, sản lượng sản xuất của BSR đạt 6,53 triệu tấn, trong khi sản lượng bán hàng đạt 6,42 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2020, nhờ nhà máy hoạt động với hiệu suất cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm và 2 tháng cuối năm.
MBS dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR tiếp tục thuận lợi trong năm 2022, trước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa tăng lên (từ 6 - 8%) trong khi nguồn cung hạn chế, do hoạt động của nhà máy Nghi Sơn đang gặp khó khăn.
MBS dự phóng sản lượng bán hàng năm 2022 có thể đạt mức 6,55 triệu tấn và với kịch bản cơ sở giá dầu trung bình đạt 90 USD/thùng. Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế có thể đạt 123.758 tỷ đồng và 8.226 tỷ đồng, tăng 22% và 18% so với năm 2021.
Mới đây, BSR đã chia sẻ kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2022 rất tích cực, với sản lượng sản xuất ước đạt 1,65 triệu tấn, sản lượng bán hàng 1,6 triệu tấn; tổng doanh thu ước đạt 35.550 tỷ đồng, tăng gần 70% so với quý I/2021, hoàn thành 39% kế hoạch cả năm. Đáng nói, lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ và vượt 54% kế hoạch của cả năm.
Trên thị trường, MBS đang định giá cổ phiếu BSR ở mức 27.200 đồng/cổ phiếu, mức sinh lời dự kiến 3,8% so với giá đóng cửa phiên 4/4. Do đó, khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.