Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 19/9: ACB, FMC và TCB

Minh Tuệ - 19/09/2023 07:18 (GMT+7)

(VNF) - KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu TCB là 39.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 12% so với giá tại ngày 15/09/2023 đồng thời khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu TCB.

VNF
1

ACB: Giá mục tiêu năm 2024 là 30.100 đồng/cổ phiếu

Công ty chứng khoán SSI duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) với giá mục tiêu năm 2024 là 30.100 đồng/cổ phiếu – tiềm năng tăng giá là 32,9%.

Với tình hình kinh tế nhiều thách thức, SSI cho rằng ACB sẽ phải tiếp tục nỗ lực để đạt tỷ lệ nợ xấu mục tiêu là 1% trong năm 2023. Do đó, SSI nâng giả định chi phí tín dụng lên 0,35%, tương đương chi phí dự phòng là 1,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, do ACB đã ghi nhận 1 nghìn tỷ đồng cho quỹ khoa học và công nghệ trong năm 2022, SSI dự báo chi phí hoạt động sẽ tương đương so với cùng kỳ, điều này sẽ bù đắp cho chi phí tín dụng tăng lên. Do đó, SSI duy trì ước tính LNTT là 20 nghìn tỷ đồng (tăng 17% svck), cũng như kỳ vọng tăng trưởng tín dụng là 12% svck trong năm 2023.

Trong năm 2024, SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của ACB là 23,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18% svck) nhờ sự phục hồi của cả tăng trưởng tín dụng (tăng 13% so với đầu năm) và NIM (tăng 3 điểm cơ bản lên 4,18%). Mặc dù SSI cho rằng chất lượng tài sản sẽ dần được cải thiện giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,9%, SSI cho rằng chi phí tín dụng sẽ duy trì ở mức cao 0,27%, với kỳ vọng 1,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu sẽ được xử lý trong năm 2024.

FMC: Khuyến nghị tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 58.700 đồng/cổ phiếu

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HoES: FMC) là một trong những doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp hiện tại là Mỹ, Châu âu và Nhật, cũng là những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn và quan trọng nhất của ngành. Tính đến cuối năm 2022, FMC sở hữu trên 500 ha diện tích vùng nuôi trồng thủy sản và công suất chế biến hiện tại đạt 45.000 tấn/ năm.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, FMC ghi nhận tổng doanh thu thuần 2.041 tỷ đồng và lãi ròng 128 tỷ đồng, lần lượt giảm 25,5% và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả trên phản ánh tình hình chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm khi nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn giảm sút. Đến T7/2023 những dấu hiệu khởi sắc đã xuất hiện, cụ thể sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 1.953 tấn, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ (CK) giúp doanh số đạt 21,3 triệu USD tương đương CK. Xu hướng này tiếp tục cải thiện trong tháng 8 khi ghi nhận 22,4 triệu USD doanh thu và trở thành tháng có doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử và là mức cao nhất trong 19 tháng qua.

Đến cuối quý II/2023, công ty dự trữ hơn 1.285 tỷ đồng tồn kho tăng 38,3% so với đầu năm và cao hơn 37,2% so với giá vốn trung bình 2 quý đầu năm (FMC thường có lượng tồn kho ít hơn giá vốn mỗi quý). Với triển vọng nhu cầu hồi phục, trong điều kiện giá tôm nguyên liệu ở mức thấp, có thể FMC đã tăng dự trữ tồn kho để chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm.

Kỳ vọng FMC hoàn thành kế hoạch LNTT năm 2023, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) đánh giá công ty là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu vẫn giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 5 năm từ 2019 đến nay.

Tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024, MASVN đưa ra mức P/E mục tiêu cho FMC vào cuối năm 2023 là 12 lần. Với mức EPS dự phóng đạt 4.894 đ/cổ phiếu, giá mục tiêu sẽ ở mức 58.700 đồng/cổ phiếu. MASVN cũng khuyến nghị tăng tỷ trọng cho FMC.

TCB: Giá mục tiêu 39.000 đồng/cổ phiếu

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý II của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) ghi nhận sự sụt giảm 14,7% so với cùng kỳ, đạt 9.325 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, TOI của TCB là 18.635 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ). Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tính đến thời điểm cuối quý II đạt 9,7% YTD so với hạn mức tín dụng cả năm 2023 là 14,1%. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Dù vậy, LNTT luỹ kế nửa đầu năm 2023 sụt giảm hơn 20% so với cùng kỳ, đạt 11.272 tỷ đồng – tương ứng với hoàn thành 51% kế hoạch cả năm.

Tỷ lệ CASA của TCB đã có dấu hiệu hồi phục trong quý II, tăng 8% so với quý trước lên mức 34,9%. NIM trong ngắn hạn vẫn chịu áp lực bởi chính sách Flexible Pricing, được TCB áp dụng chương trình lãi suất ưu đãi để khách hàng có thể lựa chọn thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của họ.

TCB tiếp tục tăng trích lập trong kỳ trước bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng, tuy nhiên bộ đệm dự phòng của ngân hàng giảm so với giai đoạn trước, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 116%.

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng NPL của TCB chưa tạo đỉnh, có thể tăng nhẹ từ nay đến cuối năm nhưng vẫn được kiểm soát tốt.

Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu TCB là 39.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 12% so với giá tại ngày 15/09/2023 đồng thời khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu TCB.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

(VNF) - Các ngân hàng phương Tây lớn nhất còn hoạt động ở Nga đã trả cho Điện Kremlin hơn 800 triệu EUR tiền thuế vào năm ngoái, tăng gấp 4 lần so với mức trước chiến sự, bất chấp những lời hứa hẹn sẽ giảm thiểu rủi ro với Moscow.

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.