'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mới đây, giá dầu thô Brent đã vượt mức đỉnh năm 2018 là 85 USD/thùng trước tình trạng thiếu cung do đại dịch Covid-19 và nhu cầu mạnh mẽ khi thế giới mở cửa trở lại. Trong báo cáo cập nhật ngành dầu khí trước đây, SSI đã ước tính giá dầu thô Brent cao hơn 60 USD/thùng và hoạt động sản xuất và khai thác dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực sẽ cải thiện.
Tại khu vực Đông Nam Á, thị trường giàn khoan tự nâng (JU) 361 - 400 IC đã cải thiện công suất lên 67% từ mức thấp khoảng 50% trong 2020. Hiện tại, có 49 giàn khoan JU trong khu vực, trong đó 33 giàn khoan đã ký hợp đồng.
Số giàn khoan còn lại đã sẵn sàng hoạt động, trong khi còn 5 giàn khoan nữa không hoạt động. Theo quan điểm của SSI, các giàn không hoạt động này chỉ có thể quay trở lại thị trường khi công suất và giá thuê cao hơn do việc khởi động khá tốn chi phí (ít nhất 10 triệu USD/ giàn khoan), làm hạn chế nguồn cung giàn khoan ở mức giá thuê hiện tại.
Công suất tăng thúc đẩy giá thuê trung bình của giàn khoan JU tăng trong khu vực từ mức ít nhất khoảng 50.000 USD/ngày đến 65 - 70.000 USD/ngày, theo số liệu của IHS Market. SSI ước tính công suất và giá thuê duy trì ổn định ít nhất đến hết nửa đầu năm 2022 trước khi áp dụng mức giá cao hơn. Điều này do các dự án khai thác cần vốn lớn và nhu cầu khoan dầu chỉ có thể tăng ổn định nếu xác định được triển vọng giá dầu trong dài hạn.
Về phía cung, PVD ước tính nguồn cung ngắn hạn giàn khoan mới trong khu vực ở mức thấp, do môi trường giá dầu thấp trước đó, và các đơn đặt đóng giàn mới cần 18 - 24 tháng để hoàn thành. Mặc dù PVD có thể huy động giàn khoan từ khu vực khác, việc này khá tốn kém và chỉ mang lại lợi nhuận khi giá thuê cao hơn. Điều này hỗ trợ cho xu hướng tăng giá thuê trong vòng 1 - 2 năm nếu giá dầu ổn định ở mức hiện tại.
Theo ban lãnh đạo, PVD cũng nhận thấy tiềm năng nhu cầu dịch vụ khoan dầu tăng từ thị trường trong nước và nước ngoài đến năm 2022. Theo số liệu IHS Market, nhu cầu giàn khoan JU trung bình tại Việt Nam có thể đạt 9,3 giàn khoan trong năm, tăng 1,1 giàn khoan từ tháng 12/2021. Điều này phù hợp với tăng trưởng nhu cầu tại Đông Nam Á từ 35 giàn khoan trong năm nay lên 38,6 giàn khoan trong năm tới.
Dựa trên ước tính nhu cầu mới tại thị trường trong nước và trong khu vực năm 2022, SSI điều chỉnh tăng ước tính đối với PVD, dựa trên giả định giá dầu trung bình trong dài hạn là 70 USD/thùng. Giá thuê trung bình đối với giàn JU (PVD I, II, III, IV) 62.000 USD/ngày trong 2022, 70.000 USD/ngày trong 2023 và 75.000 USD/ngày trong 2024 (từ 60, 63 và 65.000 USD/ ngày tương ứng).
Công suất trung bình đối với giàn JU (PVD I, II, III, IV) 86% trong giai đoạn 2022 - 2024 (từ 85%). Hợp đồng của PVD V (giàn TAD) cố định trong 6 năm đầu (giá thuê 90.000 USD/ngày) và duy trì không đổi.
Ở mức giá 25.700 đồng/cổ phiếu, PVD đang giao dịch tại P/E và EV/EBITDA 2022 là 47,1 lần và 8,9 lần, cao hơn so với trung vị EV/EBITDA năm 2022 của các công ty trong khu vực là 6,5 lần. SSI tiếp tục sử dụng phương pháp FCFF để phản ánh tiềm năng hồi phục của ngành dầu khí trong dài hạn và đưa giá mục tiêu 1 năm mới là 25.100 đồng/cổ phiếu (từ mức 21.000 đồng/cổ phiếu).
SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD cũng phân tích kịch bản tác động đến mô hình FCFF của PVD theo các mức giá dầu khác nhau với giả định chính là giá thuê sẽ tăng tỷ lệ thuận với giá dầu trong dài hạn. Giả định kịch bản cơ sở của SSI là giá dầu trong dài hạn sẽ ổn định ở mức 70 USD/thùng.
Quý III, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) khá ảm đạm với doanh thu thuần giảm nhẹ 1,8% cùng kỳ xuống còn 929,2 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 45% còn 42,2 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của DRC lần lượt đạt là 3.046 tỷ đồng và 254,5 tỷ đồng, tăng 20% và 38,6% so với cùng giai đoạn năm trước. Doanh thu thuần quý III tăng trưởng nhờ hoạt động xuất khẩu tốt, chủ yếu hỗ trợ bởi xuất khẩu hai sản phẩm chủ lực vững chắc.
Cụ thể, sản lượng lốp radial tăng 9,4% cùng kỳ lên 149.354 chiếc (giảm 8,4% quý liền trước). Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 133.402 lốp (tăng 4,3% quý liền trước và tăng 27,6% cùng kỳ), chiếm 89,3% tổng sản lượng lốp radial.
Trong khi đó, sản lượng lốp bias đạt 122.679 chiếc (giảm 13,3% quý liền trước; tăng 54,6% cùng kỳ), chủ yếu nhờ xuất khẩu ổn định ở mức 67.763 chiếc (tăng 54,6% cùng kỳ). Thị trường trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi các các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong kỳ, sản lượng tiêu thụ nội địa của cả lốp radial và lốp bias đều giảm hơn 50% quý trước và cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu quý III của DRC duy trì vững chắc ở mức 26,8 triệu USD (đi ngang so với quý trước và tăng 42,1% cùng kỳ). Mỹ và Brazil duy trì là thị trường xuất khẩu chính.
Trong quý III, biên lợi nhuận gộp của DRC giảm xuống 14,4%. BVSC cho rằng nguyên nhân đến từ cơ cấu bán hàng không thuận lợi (tức là tỷ trọng nội địa thu hẹp, vốn có biên lợi nhuận hơn); sản lượng tiêu thụ giảm và cả giá nguyên liệu đầu vào và chi phí lao động đều tăng.
Đáng chú ý, chi phí khấu hao quý III của DRC giảm 46,5% cùng kỳ xuống 29,1 tỷ đồng, mà BVSC không kỳ vọng sẽ không tiếp diễn từ quý IV trở đi. Chi phí hoạt động/doanh thu thuần tăng cao lên 9,8% so với mức thông thường từ 6 - 8%, chủ yếu do chi phí bán hàng tăng mạnh lên 77,2 tỷ (tăng 88,3% cùng kỳ), do chi phí vận chuyển toàn cầu tăng trong bối cảnh hoạt động tỷ trọng xuất khẩu tăng, trong khi G&A được kiểm soát chặt chẽ ở mức 13,7 tỷ đồng (giảm 16% cùng kỳ). Kết quả là biên lợi nhuận EBIT đã giảm xuống mức thấp chỉ đạt là 4,6%, tương tự với biên lợi nhuận EBITDA.
Mới đây, DRC đã thông qua các nghị quyết của HĐQT về kế hoạch kinh doanh quý IV với mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.098 tỷ đồng (tăng 18,2% quý liền trước; giảm 0,9% cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế là 60 tỷ đồng (tăng 42,2% quý liền trước; giảm 56,2% cùng kỳ).
BVSC hiện khuyến nghị trung lập đối với DRC, giá mục tiêu là 34.295 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 6%.
Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý III khá ấn tượng, trong đó doanh thu đạt 473,6 tỷ đồng (tăng 10,4% cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 149,3 tỷ đồng (tăng 73,4%).
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.385 tỷ đồng (tăng 12,6%) và 357,7 tỷ đồng (tăng 48,3% cùng kỳ), hoàn thành 82% và 107% kế hoạch cả năm. Kết quả ấn tượng này chủ yếu là nhờ tăng trưởng sản lượng vượt trội so với thị trường và biên lợi nhuận được cải thiện sau tái cấu trúc.
Trong khi đó, giai đoạn vừa qua cảng biển ở các tỉnh miền Nam (đặc biệt là TP. HCM) đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát Covid-19, khiến tổng sản lượng qua các cảng biển cả nước giảm 5% trong quý III, theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, cụm cảng Hải Phòng ít bị ảnh hưởng hơn, thậm chí còn tăng nhẹ 4% về tổng sản lượng qua cảng.
Hai cảng chính của VSC là Green Port và VIP Green Port cũng ghi nhận tăng trưởng tốt trong quý III, một phần là nhờ VSC đã chuyển chiến lược để giữ tàu cập các cảng chính và hạn chế chuyển ra cảng ngoài, sản lượng cảng liên kết PTSC Đình Vũ đã giảm 30% trong quý. Đó cũng là một trong những lý do chính giúp VSC cải thiện được biên lợi nhuận.
Trước kết quả kinh doanh khả quan, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) tại báo cáo mới nhất đã nâng mức dự báo lợi nhuận trước thuế của VSC lên 474 tỷ đồng, (tăng 41% cùng kỳ) và 604 tỷ đồng (tăng 27% cùng kỳ) cho năm 2021 và năm 2022.
Cùng với đó, SSI đưa ra dự báo tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh doanh và tiềm năng lấy lại đà tăng trưởng sau nhiều năm lợi nhuận ổn định của VSC. Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua VSC với P/E mục tiêu 12 lần, giá mục tiêu 1 năm trước phát hành thêm là 80.800 đồng/cổ phiếu (cao hơn 26% so với giá hiện tại), giá mục tiêu sau phát hành thêm là 46.500 đồng/cổ phiếu.
Sắp tới, VSC sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 (giao dịch không hưởng quyền ngày 25/10), áp lực bán có thể gia tăng trong ngắn hạn do một số cổ đông lớn đã đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu trong thời gian tới.
Trong dài hạn, rủi ro có thể gia tăng từ các dự án đầu tư mới đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng triển vọng lợi nhuận khó nói trước. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội lớn đưa VSC trở thành một công ty tăng trưởng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.