Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) đạt 7,1%. Do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội lên tình hình kinh tế, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2021 của OCB sẽ đạt 16,1%, thấp hơn mức tăng 25,7% vào năm 2020.
Năm 2022, khi hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường, hoạt động sản xuất và kinh doanh phục hồi, PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2022 của OCB sẽ phục hồi lên mức 25,4%. PHS ước tính OCB sẽ giảm khoảng 100 điểm cơ bản lãi suất cho vay so với cuối quý II/2021 trên 20% dư nợ cho vay.
Ở chiều huy động vốn, công ty chứng khoán này ước tính lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trung bình của OCB sẽ giảm 20 điểm cơ bản trong quý IV/2021 so với cuối quý II/2021. Qua đó, đưa biên lãi ròng (NIM) năm 2021 giảm 6 điểm cơ bản so với cuối quý II còn 4%, nhưng tăng 11 điểm cơ bản so với cuối năm 2020.
PHS cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp trong nửa đầu năm 2022 để kích thích nền kinh tế phục hồi và mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2022 do áp lực của lạm phát, qua đó đưa NIM năm 2022 của OCB lên 4,07%.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến ngày 30/06/2022. Qua đó, PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu của OCB đạt 1,8% trong năm 2021 và đạt 1,92% vào năm 2022.
Thông tư 14 giữ nguyên tiến độ trích lập dự phòng của Thông tư 01. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của OCB vào cuối quý II là 70%, thấp hơn mức trung bình ngành là 88%. Do đó, PHS ước tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2021 và năm 2022 tăng lần lượt là 43% và 49% so với cùng kỳ lên 1.807 tỷ đồng và 2.700 tỷ đồng, qua đó đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 và năm 2022 lên lần lượt là 74,4% và 83,4%.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 31.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với thị giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố lợi nhuận trước thuế quý III đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ. Trong quý, tăng trưởng chậm lại so với kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm (tăng 66% so với cùng kỳ) do dư nợ cho vay giảm (giảm 2% so với quý trước và tăng 7,5% so với đầu năm), thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ giảm (giảm 30% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng tăng mạnh (tăng 396% cùng kỳ).
Tăng trưởng chậm lại cũng đến từ việc ngân hàng hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 như giảm lãi suất cho vay (khoảng 204 tỷ đồng thu nhập lãi) hay tái cơ cấu nợ.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt khoảng 9.000 tỷ đồng (tăng 40% cùng kỳ), hoàn thành 85% kế hoạch cả năm. Mặc dù, lợi nhuận trước thuế đang đi đúng tiến độ, song SSI điều chỉnh ước tính 2021 về 11.800 tỷ đồng (từ 11.900 tỷ đồng) do chi phí dự phòng tăng lên 3.550 tỷ đồng (từ 2.450 tỷ đồng) và chi phí hoạt động giảm còn 7.200 tỷ đồng (từ 8.100 tỷ đồng).
Hiện SSI khuyến nghị mua dành cho ACB với giá mục tiêu 1 năm là 40.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 25% so với giá đóng cửa phiên 18/10.
Trở lại với kết quả kinh doanh quý III, mặc dù hoạt động cốt lõi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ giãn cách xã hội tại miền Nam, SSI vẫn ghi nhận một số điểm tích cực như số lượng khách hàng cá nhân thường xuyên sử dụng dịch vụ tăng lên 3,6 triệu khách (so với 3,4 triệu khách vào cuối quý II).
Bên cạnh đó, CASA tiếp tục được cải thiện, đạt 23,2% (tăng 100 điểm cơ bản so với quý trước) và ngân hàng ước tính CASA sẽ cải thiện lên khoảng 24% vào cuối 2021; chi phí cũng được tối ưu khi chi phí hoạt động quý III giảm 10% cùng kỳ xuống 1.600 tỷ đồng, qua đó kéo CIR trong 9 tháng đầu năm xuống 33% (cùng kỳ đạt 42%).
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho rằng Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HoSE: TDC) đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại tỉnh Bình Dương về đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sau khi Becamex (BCM) giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) về dưới 50% thì TDC hiện đang là công ty con lớn nhất của BCM trong mảng kinh doanh bất động sản.
TDC hiện có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó BCM nắm 60,7% vốn. Năm 2021, TDC có kế hoạch phát hành thêm 35 triệu cổ phiếu thông qua hình thức đấu giá công khai tại HoSE, số tiền thu về sẽ được TDC dùng để nhận chuyển nhượng 3 lô đất tại dự án Hòa Lợi – Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Địa bàn kinh doanh chính của TDC bao gồm các tỉnh như Bình Dương (19,6 ha tại Tân Uyên, 16,8 ha tại Thủ Dầu Một), Bình Phước (6,8 ha tại Bàu Bàng) và Hải Phòng (10,2 ha tại huyện Thủy Nguyên). Đáng chú ý, phần lớn quỹ đất hiện nay của TDC tại được doanh nghiệp đầu tư vào giai đoạn từ 2010 - 2015, khi giá bất động sản ở các khu vực này còn ở mức thấp.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, TDC ghi nhận doanh thu đạt 602 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 36,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,9% và 64,3% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, TDC dự kiến kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu là 1.695,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 172,9 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp mới hoàn thành được 21,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong 6 tháng cuối năm, MASVN kỳ vọng TDC sẽ tăng tốc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận, ước tính doanh nghiệp có thể ghi nhận 1.100 tỷ đồng doanh thu và 260 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong nửa cuối năm.
Tương ứng với đó, TDC sẽ hoàn thành 100,4% chỉ tiêu doanh thu và 172% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. EPS dự phóng năm 2021 ở mức 2.960 đồng, mức P/E kỳ vọng đạt 10,2 lần, do đó MASVN ước tính mức giá mục tiêu đối với TDC là 30.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức giá đóng cửa ngày 15/10 là 30%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.