Kết thúc quý III, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) ghi nhận lợi nhuận thuần đạt 483 tỷ đồng, doanh thu đạt 5.342 tỷ đồng, lần lượt tăng 359% và giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý, sản lượng đạt 2,7 tỷ kWh, bao gồm thủy điện chiếm 263 triệu kWh, nhiệt than là 998 triệu kWh và nhiệt khí là 1,44 tỷ kWh.
Sản lượng suy giảm so với quý III/2020 là do nhu cầu phụ tải trên toàn hệ thống điện thấp dưới ảnh hưởng nặng nề từ việc giãn cách toàn xã hội trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
Lũy kế 9 tháng, POW ghi nhận lợi nhuận đạt 1.841 tỷ đồng, doanh thu đạt 20.996 tỷ đồng, tăng 41% và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng giai đoạn này đạt 12,17 tỷ kWh, thấp hơn 19,4% cùng kỳ.
Trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) kỳ vọng các biện pháp giãn cách được nới lỏng ở các tỉnh thành phía Nam, cũng như các khu vực công nghiệp hồi phục sản xuất dẫn tới nhu cầu sử phụ tải tăng trở lại. Bên cạnh đó, việc đại tu và trung tu cũng được hoàn thành trong năm 2021, do vậy KBSV ước tính sản lượng điện của POW trong năm 2022 tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, đạt 22,2 tỷ kWh.
Đáng chú ý, dự án nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang được POW tích cực triển khai với việc mở gói thầu EPC ngày 23/8/2021, ban quản lý dự án và các bộ phận liên quan đang đàm phán với nhà thầu để sớm hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu. Khi các hạng mục được hoàn tất và nhà máy đi vào hoạt động 2024 sẽ nâng tổng công suất phát điện của POW lên 5.705 MW, tăng 36%.
Chính vì vậy, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu POW, giá mục tiêu là 15.800 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng sinh lời 13,2% so với thị giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) là doanh nghiệp có nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới, động lực tới từ việc tự chủ nguồn nguyên liệu, hưởng lợi từ hiệp định EVFTA và chuỗi giá trị tôm thông minh.
Cụ thể, mới đây MPC đã quyết định tăng vốn điều lệ tại các công ty con nhằm thay thế các khu vực nuôi truyền thống bằng “công nghệ 2-3-4” (nuôi theo 2 giai đoạn, thu tỉa 3 lần, đảm bảo 4 sạch) vì sản lượng thu được từ công nghệ này cao hơn tới 15 lần.
MPC cũng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và tư vấn chuyển đổi số với FPT với mục đích nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu. Năm 2025, MPC hướng tới chủ động 70% con giống, năm 2030 chủ động 100% con giống.
Mặt khác, MPC được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định EVFTA khi thuế tôm nguyên liệu và sản phẩm tôm được giảm mạnh từ mức 12,5% và 20% xuống còn 0%. Trong dài hạn, MPC còn được hỗ trợ bởi chuỗi giá trị tôm thông minh - khu phức hợp được triển khai trên 10.000 ha đất tại tỉnh Kiên Giang, với tổng mức đầu tư là 50.000 tỷ đồng.
Khu phức hợp này dự kiến sẽ mất khoảng 6 năm để triển khai các hạng mục như hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, công nghệ, sàn giao dịch tôm, nuôi trồng và phụ phẩm sẽ được triển khai khi dự án được phê duyệt. Hạng mục sản xuất con giống và thức ăn được triển khai sau 1 năm. Hạng mục chế biến và thương mại triển khai sau 2 năm với công suất nhà máy đầu tiên trên 40.000 tấn tôm thành phẩm/năm và sẽ nâng lên 200.000 tấn/năm trong 3 năm kế tiếp.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, MPC báo cáo doanh thu thuần giảm 11% còn 8.887 tỷ đồng, hoàn thành 56% kế hoạch năm. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế ở mức 565 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ và hoàn thành 52% kế hoạch năm.
PHS ước tính doanh thu năm 2022 của MPC sẽ đạt 16.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế sẽ đạt 997 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,6% và 11% so với cùng kỳ. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, công ty chứng khoán này đưa ra mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu MPC là 54.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15% so với giá đóng cửa ngày 19/11 và qua đó khuyến nghị mua cổ phiếu này.
MASVN: Khuyến nghị mua dành cho PVT
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) đang là doanh nghiệp vận tải dầu và khí lớn nhất Việt Nam với 100% thị phần vận chuyển dầu thô, khoảng 30% thị phần dầu sản phẩm và 100% thị phần LPG thị trường nội địa.
PVT sở hữu đội tàu hiện đại gồm 36 chiếc, đa chủng loại từ tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm/hóa chất, tàu LPG và tàu hàng rời với tổng trọng tải hơn 1 triệu tấn DWT. Trong 9 tháng đầu năm, PVT đã đầu tư bổ sung thêm 5 tàu vào trong đội tàu, bao gồm 3 tàu chở dầu/hóa chất, 1 tàu LPG cỡ siêu lớn (VLGC) và 1 tàu chở hàng rời, tổng giá trị đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vẫn đang theo dõi biến động giá tàu VLCC cũ để tiến hành đầu tư 1 tàu chở dầu VLCC cho dự án Nghi Sơn, thay thế cho tàu Pis Pioneer đang thuê của đối tác Hàn Quốc. Mức giá kỳ vọng của ban lãnh đạo PVT sẽ dao động từ 40 – 60 triệu USD cho khoản đầu tư này.
Bên cạnh đó, hiện mảng hoạt động vận tải dầu thô của PVT vẫn chủ yếu phục vụ cho Bình Sơn do nhà máy Nghi Sơn chưa đi vào hoạt động ổn định, trong năm 2022 khi nhà máy Nghi Sơn vận hành ổn định sẽ giúp doanh thu mảng hoạt động này của PVT tăng trưởng 15% so với năm 2021.
Trong khi đó, vận tải LPG đang tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn bán niên 2021 trước khi chịu ảnh hưởng của Covid-19, với mức tăng trưởng mảng LPG lên 33% so với cùng kỳ. Các yếu tố chính giúp mảng LPG tăng trưởng tới từ việc đầu tư 1 tàu VLGC và nhu cầu tiêu thụ LPG tăng trưởng 50% trong nửa đầu năm.
Sau 10 tháng đầu năm, doanh thu của PVT ước đạt 6.100 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 800 tỷ đồng, hoàn thành 160% kế hoạch năm.
MASVN dự báo năm 2021 PVT sẽ ghi nhận 7.530 tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng trưởng 7,6% so với 2020, EPS tương ứng đạt 2.225 đồng. Thực hiện định giá PVT theo phương pháp DCF với WACC là 7,84%, MASVN cho rằng giá hợp lý của PVT sẽ ở mức 38.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức giá đóng cửa ngày 19/11 là 56%. Do đó, khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVT.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế
(VNF) - Kẻ gian đã giả danh cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đến cập nhật thông tin giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân để lừa đảo, theo Đội thuế Quận Bình Thạnh.
(VNF) - Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, bà Thảo và ông Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.
(VNF) - Thị trường TPDN 2 tháng đầu năm ảm đạm khi nhóm ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn còn các tổ chức phát hành thuộc nhóm phi tài chính lại đang thận trọng hơn sau khi Thông tư 76/2024 và Luật Chứng khoán sửa đổi (2024) có hiệu lực.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
(VNF) - Công ty Xây dựng New Tech chủ dự án chung cư thương mại tại Quận 7, TP.HCM, dự kiến cơ cấu lại nợ quá hạn thông qua hình thức phát hành trái phiếu.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế