Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quý III, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao với lợi nhuận trước thuế đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng cũng ở mức cao, đạt 33% so với cùng kỳ và đạt 17% so với quý liền trước.
Biên lãi ròng (NIM) trong quý III giảm nhẹ so với quý II, tuy nhiên vẫn đạt mức khả quan với 5,7%, cao hơn 84 điểm cơ bản so với cùng kỳ nhờ lãi suất đầu vào duy trì ở mức thấp trong khi lãi suất đầu ra chưa giảm đáng kể do nhóm khách hàng chính chưa chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh.
Tỷ lệ nợ xấu cuối quý III đứng ở mức 0,57%, tăng 27 điểm cơ bản so với quý liền kề, là mức thấp nhất hệ thống ngân hàng. Trong kỳ, TCB đã thực hiện trích lập 589 tỷ đồng (thấp hơn 43% cùng kỳ) khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 184,4%, giảm 74,5% so với quý liền trước. Dù vậy, TCB vẫn nằm trong nhóm các ngân hàng có mức bao phủ nợ xấu cao nhất thị trường.
Cũng trong quý III, TCB đã thực hiện thành công huy động khoản vay hợp vốn nước ngoài trị giá 800 triệu USD. Khoản vay tín chấp này bao gồm 2 phần: 600 triệu USD với kỳ hạn 3 năm và 200 triệu USD với kỳ hạn 5 năm. Nguồn trái phiếu này bổ sung đáng kể cho nguồn vốn trung và dài hạn của TCB, đảm bảo câu chuyện thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn tới.
Năm 2021, Công ty Chứng khóa KB (KBSV) dự phóng tăng trưởng tín dụng của TCB sẽ đạt 22,2% so với cùng kỳ; NIM tăng 73 điểm cơ bản lên 5,6%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 21.242 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ và vượt 7,5% kế hoạch đề ra.
KBSV kỳ vọng đà tăng trưởng vẫn đạt tốc độ khá cao ở năm 2022, với dự phóng lợi nhuận trước thuế là 25.099 tỷ đồng, 18,2% so với cùng kỳ nhờ động lực tới từ nhu cầu tín dụng đẩy mạnh để hồi phục kinh tế.
Kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho cổ phiếu TCB là 65.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 25,6% so với giá đóng cửa phiên 17/11.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong báo cáo quý III mới công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) đã ghi nhận thu nhập khả quan, nhưng tăng trưởng lợi nhuận ở mức trung bình do áp lực lớn về trích lập dự phòng.
Do đó, VDSC đã điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận giai đoạn 2021 - 2022 của CTG so với báo cáo trước đó. Cụ thể, thu nhập lãi thuần năm 2021 được điều chỉnh giảm 2%, xuống 41.600 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ) nhằm phản ánh quy mô của gói lãi suất hỗ trợ hiện tại, trong khi thu nhập lãi thuần năm 2022 được giữ nguyên nhờ tăng trưởng tín dụng dự phóng cao hơn và lợi suất trái phiếu phát hành mới thấp hơn (47.400 tỷ đồng, tăng 14%).
Trong khi đó, thu nhập phí dự phóng giai đoạn 2021 - 2022 giảm 4% do VDSC cho rằng mô hình bán chéo bảo hiểm dễ chịu tác động bởi giãn cách xã hội. Đường cong tỷ lệ chi phí tín dụng được điều chỉnh tăng theo hướng thận trọng nhằm phản ánh tác động của dịch bệnh, độ trễ của nợ xấu hình thành và sự thiếu chắc chắn của quá trình phục hồi.
VDSC dự báo lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2021-2022 của CTG ở mức 20.500 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ) và 23.800 tỷ đồng (tăng 16% cùng kỳ), lần lượt giảm 15% và 13% so với dự báo trước đó.
Sự biến động trong lợi nhuận đến từ độ nhạy với chi phí tín dụng biên. Điều này có thể dẫn đến chiết khấu lớn đối với hệ số định giá tùy thuộc vào chu kỳ.
Đồng thời, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu giai đoạn 2021 - 2022 sau điều chỉnh lần lượt là 20.327 đồng và 22.645 đồng. Chính vì vậy, VDSC đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới dành cho cổ phiếu CTG là 39.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất sinh lời 24% cùng với khuyến nghị mua.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) nhận định, Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) là doanh nghiệp sở hữu 20% thị phần môi giới bất động sản ở khu vực miền Nam với lượng nhân viên đông đảo, trải khắp hơn 30 chi nhánh.
Bên cạnh đó, KHG là đối tác chính cho nhiều dự án lớn trong miền Nam như Vinhomes Central Park, Vinhomes Grand Park, Sunshine Diamond River, các dự án của các chủ đầu tư lớn như GS, Masterise Homes, Keppel Land...
Mặt khác, các dự án bất động sản đang triển khai sẽ tạo thêm sức bật cho tương lai của KHG. Theo đó, doanh nghiệp đang triển khai 4 dự án bất động sản trong miền Nam, chủ yếu tại các khu vực vùng ven như Nhà Bè, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và cả thành phố du lịch Phú Quốc. Dự kiến các dự án này sẽ được bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2023 đến 2026 và các năm tiếp theo.
Đáng chú ý nhất là dự án La Partenza đã được từ khách hàng đăng ký giữ chỗ và chuyển tiền giữ chỗ đạt hơn 60% tổng số căn hộ và với mức giá thị trường đã tăng lên trên 40 triệu đồng/m2. KHG dự kiến bàn giao La Partenza cuối năm 2023 – 2024 và sẽ bắt đầu thu dòng tiền từ đây.
Ngoài ra, KHG cũng tham gia hợp tác phát triển và phân phối độc quyền 3 dự án của T&T bao gồm dự án T&T City Millennia (tại Long Hậu, Cần Giuộc, Long An), T&T Phố Nối, T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội). Các dự án này theo MASVN đánh giá rất có tiềm năng do nằm ở những vụ trí đẹp, giá bán hợp lý và pháp lý đầy đủ.
Hiện MASVN khuyến nghị mua vào cho cổ phiếu KHG với giá mục tiêu là 27.200 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này cho rằng thị giá của KHG đang ở mức rẻ so với giá thị thật của thị trường, dựa trên các quan điểm là kết quả kinh doanh quý III tốt hơn dự báo; tình hình triển khai các dự án bất động sản khả quan trong đó quỹ đất đang phát triển hơn 800 ha; mảng môi giới hứa hẹn khởi sắc do nhu cầu bất động sản đang tăng cao trở lại sau dịch bệnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.