Quý II/2021, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.716 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.862 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 1% và giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý, dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát và diễn biến phức tạp ở Việt Nam, bắt đầu ở các tỉnh phía Bắc và sau đó lan rộng đến các tỉnh phía Nam. Do đó, sức mua đã suy giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất đạt 28.970 tỷ đồng, hoàn thành gần 47% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 5.459 tỷ đồng, hoàn thành 48,6% kế hoạch năm.
Trong đó, doanh thu thuần nội địa đạt 24.430 tỷ đồng, doanh thu thuần xuất khẩu đạt 2.772 tỷ đồng và doanh thu thuần từ các chi nhánh nước ngoài đạt 1.705 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp quý II ở mức 43,6%, đi ngang so với quý I. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm, biên lãi gộp giảm 2,8% so với cùng giai đoạn năm ngoái, nguyên nhân là giá nguyên liệu đầu vào (sữa bột nguyên kem) tăng mạnh từ tháng 3/2021 (tăng 20% so với bình quân năm 2020).
Hiện tại cổ phiếu VNM đang được giao dịch với mức P/E khoảng 18 lần, thấp hơn mức 22 lần trung bình giai đoạn 5 năm gần đây. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đi kèm với giãn cách xã hội tại các thành phố lớn đã ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng trong quý II/2021.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo trong năm 2021, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VNM sẽ không có mức tăng trưởng đột phá. Cụ thể, doanh thu ở mức 60.012 tỷ đồng (tăng 0,6% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 10.838 tỷ đồng (giảm 3,5% cùng kỳ).
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự báo cho năm 2022 lần lượt là 62.509 tỷ đồng (tăng 4,16% cùng kỳ) và 11.779 tỷ đồng (tăng 9,9% cùng kỳ). Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu VNM, mức giá mục tiêu 102.200 đồng/cổ phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) ghi nhận doanh thu thuần sau soát xét đạt 41.002 tỷ đồng (tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 15.917 tỷ đồng (tăng 48% cùng kỳ). Như vậy, VHM đã hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 45% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Kết quả tích cực này chủ yếu đến từ bàn giao 3 dự án Mega, gồm Vinhomes Ocean Park (17.700 tỷ đồng), Grand Park (12.000 tỷ đồng) và Smart City (4.700 tỷ đồng). Năm 2021, VHM tập trung triển khai mở bán 2 dự án mới là Vinhomes Dream City và Vinhomes Wonder Park.
Bên cạnh đó, việc bàn giao căn hộ từ các dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park sẽ tiếp tục đóng góp doanh thu, lợi nhuận cho VHM.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VHM lần lượt đạt 89.742 tỷ đồng (tăng 25,4% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 33.314 tỷ đồng (tăng 21,8% cùng kỳ).
Công ty chứng khoán này nhận định, VHM với vai trò là công ty con của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC), sở hữu quỹ đất lớn nhất Việt Nam với 16.800ha. Các dự án do VHM ra mắt đều được tận dụng dựa trên hệ sinh thái của Vingroup nhằm xây dựng các khu đô thị phức hợp với cơ sở hạ tầng đồng bộ và nhiều tiện ích, dịch vụ đa dạng.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh khu công nghiệp tại Hải Phòng và Quảng Ninh có nhiều tiềm năng trong trung và dài hạn. PHS kỳ vọng các khu công nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận cho VHM trong tương lai.
PHS sử dụng phương pháp định giá NAV để định giá cổ phiếu VHM, với tổng tài sản sau khi trừ nợ và lãi cổ đông thiểu số là 453.559 tỷ đồng. Ước tính số lượng cổ phiếu vào năm 2021 là 4,353 triệu cổ phiếu. Giá trị hợp lý cho VHM đạt 104.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 34,4% so với mức giá giao dịch chốt ngày 21/9.
Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho VIB
Năm 2021, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng ở mức 31% so với hồi đầu năm.
Trước đó, cổ đông cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40% (đã chi trả) và phát hành mới tối đa 3% số lượng cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu thưởng. Ban lãnh đạo cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ và chuyển đổi số.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng, VIB sẽ tiếp tục có được tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên mức tăng trưởng sẽ không cao như trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc giảm lãi suất sẽ tác động tiêu cực tới biên lãi ròng (NIM).
Năm 2021, Yuanta dự phóng lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng 29% thực hiện năm ngoái.
Ở mức giá hiện tại, VIB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 2,4 lần, mức định giá cao hơn mức định giá trung bình ngành, nhưng tỷ lệ ROE và ROA luôn cao vượt trội so với mứ trung bình ngành cho nên VIB xứng đáng có mức định giá cao.
Mức Stock Rating của VIB ở mức 82 điểm cho nên Yuanta nâng mức đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VIB vượt lên trên đường trung bình 20 ngày với khối lượng giao dịch tăng 193% so với trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá của VIB có dấu hiệu sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng về mức tối ưu 44,66% khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế
(VNF) - Kẻ gian đã giả danh cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đến cập nhật thông tin giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân để lừa đảo, theo Đội thuế Quận Bình Thạnh.
(VNF) - Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, bà Thảo và ông Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.
(VNF) - Thị trường TPDN 2 tháng đầu năm ảm đạm khi nhóm ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn còn các tổ chức phát hành thuộc nhóm phi tài chính lại đang thận trọng hơn sau khi Thông tư 76/2024 và Luật Chứng khoán sửa đổi (2024) có hiệu lực.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
(VNF) - Công ty Xây dựng New Tech chủ dự án chung cư thương mại tại Quận 7, TP.HCM, dự kiến cơ cấu lại nợ quá hạn thông qua hình thức phát hành trái phiếu.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế