Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) vừa công bố kết quả kinh doanh lũy kế 8 tháng khả quan với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 5.100 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ) và 860 tỷ đồng (tăng 20%), lần lượt hoàn thành 64% và 78% chỉ tiêu kế hoạch năm.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI (SSI), lợi nhuận năm 2021 của QNS đạt 1.330 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2022, công ty chứng khoán này ước tính doanh thu của QNS đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 1.660 tỷ đồng, tăng trưởng 25%.
SSI cho rằng, QNS có vị thế tốt để nắm bắt sự tăng trưởng của nhu cầu đường trong nước. Trong số các công ty sản xuất đường, QNS dự kiến sản lượng mía nguyên liệu đầu vào sẽ tăng lớn nhất trong năm tới (tăng 50% so với cùng kỳ).
Cho niên vụ 2022 - 2023, QNS kỳ vọng diện tích trồng mía tiếp tục tăng 40%. Với lượng mía nguyên liệu đầu vào tăng, SSI kỳ vọng QNS sẽ tăng công suất hoạt động cho cả hoạt động sản xuất đường và điện sinh khối, thúc đẩy cả doanh thu và lợi nhuận của hai mảng này.
Đối với mảng sữa đậu nành, SSI ước tính sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 3,3% trong năm 2021 và phục hồi 6,7% trong năm 2022, cùng với giá bán tăng 3%. SSI giả định giá đậu nành tăng 13% trong năm 2021 và có thể giảm 7% trong năm kế tiếp.
Bên cạnh đó, SSI dự báo sản lượng đường RS ước đạt 105.000 tấn, cao hơn 25% so với cùng kỳ trong năm 2021, dự kiến tăng 50% lên 158.000 tấn trong năm 2022. Dây chuyền sản xuất đường RE bắt đầu đi vào hoạt động thương mại từ ngày 1/7 và QNS đang có kế hoạch đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường.
Hiện cổ phiếu QNS đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng 2021 - 2022 lần lượt là 11,4 lần và 9,1 lần.
Áp dụng P/E mục tiêu là 9 lần cho mảng đường và 12 lần cho các mảng khác, và chuyển sang sử dụng EPS dự kiến năm 2022 để định giá, SSI đưa ra giá mục tiêu là 60.800 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 22,3%, tổng mức sinh lời là 27.4%) dành cho QNS.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) tăng 21% so với cùng kỳ lên 2.966 tỷ đồng, nhờ nhu cầu dệt may thế giới phục hồi và khách hàng chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sang Việt Nam.
Doanh thu tháng 8 đạt 577,5 tỷ đồng, qua đó đưa doanh thu trong 8 tháng đầu năm lên 3.543 tỷ đồng, cao hơn 16% cùng kỳ và hoàn thành 74% kế hoạch cả năm.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế 7 tháng đầu năm tăng 20% lên 113 tỷ đồng, hoàn thành 65% chỉ tiêu đã đặt ra.
Hiện doanh nghiệp đang triển khai hoạt động mở rộng công suất sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đơn hàng.
Từ năm 2020, TNG đã đầu tư giai đoạn 1 nhà máy may TNG Võ Nhai với 18 chuyền may. Năm 2021, doanh nghiệp dự kiến đầu tư tiếp giai đoạn 2 với 18 chuyền may (tương đương 7% công suất hiện tại). Năm 2022, TNG có kế hoạch đầu tư tiếp giai đoạn 2 (20 chuyền may) của nhà máy TNG Đồng Hỷ.
Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), các nhà máy của TNG đều đạt tiêu chuẩn nhà máy xanh, nhằm đảm bảo là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa thu hút nhiều đơn hàng lớn từ các thương hiệu hàng đầu mà còn cân bằng giữa bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.
TNG cũng là doanh nghiệp được hưởng lợi từ hiệp định EVFTA. Cụ thể, thuế xuất khẩu các sản phẩm quần áo sang châu Âu (EU) được xóa bỏ ngay khi hiệp định này có hiệu lực.
Riêng đối với sản phẩm áo khoác bông, thuế quan được giảm dần đều trong vòng 6 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực từ mức thuế cơ sở về 0%.
Hiện tại, TNG nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ Trung Quốc nhưng việc chính thức ký kết thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải tạo thuận lợi để các doanh nghiệp lớn dùng nguồn cung vải từ Hàn Quốc, gia tăng khả năng hưởng lợi từ EVFTA.
Đặc biệt, TNG là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển đơn hàng do các nhà máy tọa lạc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội.
Do đó, PHS vừa nâng dự phóng doanh thu thuần của TNG trong năm 2021 lên 5.428 tỷ đồng (tăng 21% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 182 tỷ đồng (tăng 19%).
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS nâng mức giá hợp lý cho cổ phiếu TNG lên 29.200 đồng/cổ phiếu (thấp hơn 5% so với giá hiện tại), từ đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.
Trong 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định (HoSE: BMC) báo cáo doanh thu đạt 68 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 7 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và tăng 16% so với cùng giai đoạn năm ngoái, lần lượt hoàn thành 40% và 49% kế hoạch cả năm.
BMC ghi nhận doanh thu quý II tăng mạnh nhờ một phần sản lượng bán hàng trong quý I được dồn về, thay vì chia đều như các năm trước. Ngoài ra, việc giá titan tăng mạnh từ đầu năm đến nay cũng giúp doanh nghiệp hưởng lợi.
Theo Asian Metal, giá xốp titan tại Trung Quốc ở thời điểm cuối quý II đứng ở mức 10,5 USD/kg, tăng 52% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do nhu cầu titan tăng mạnh cho các sản phẩm như sơn nhà, sơn phủ oto và nhu cầu sử dụng trong dây chuyền sản xuất – sửa chữa máy bay.
Thông tin hỗ trợ giá titan gần đây là 2 hãng Boeing và Airbus đều công bố số lượng máy bay bàn giao trong quý II tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, hàm ý nhu cầu titan phục hồi.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, trong ngắn hạn, thông tin về việc mở cửa các đường bay quốc tế tại các nước vẫn đang hỗ trợ giá titan đến năm 2022 - do đó BMC sẽ hưởng lợi trong cả năm 2021.
Trong dài hạn, thị trường titan toàn cầu được dự báo tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm. BMC cũng chuyển sang chiến lược gia tăng hàm lượng và chất lượng các sản phẩm quặng và sản phẩm đã chế biến để tăng giá trị sản phẩm.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, BMC đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 19 lần (tương ứng EPS là 1.282 đồng). Mức Stock Rating của BMC ở mức 84 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của BMC hình thành khoảng trống tăng giá cho thấy đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đà tăng và vượt hoàn toàn mức kháng cự ngắn hạn 25.700 đồng/cổ phiếu.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của BMC cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.