'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua dành cho Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vì các gián đoạn liên quan đến dịch Covid-19 đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh đang thúc đẩy thị phần và giá bán cá phi lê của VHC.
Bên cạnh đó, VCSC tăng giá mục tiêu của VHC lên 45% khi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021, 2022 và 2023 lên lần lượt là 29%, 13% và 4% nhờ dự báo giá bán trung bình (ASP) cá phi lê cao hơn. Đồng thời, VCSC cũng cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ giữa năm 2022 đến năm 2022.
Mức dự báo tăng trưởng của VCSC cho lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2021 là 36% dựa trên cơ sở lợi nhuận ròng mảng cá phi lê dự kiến tăng 60%, bù đắp cho mức giảm dự kiến 13% trong lợi nhuận ròng của mảng C&G do nhu cầu thấp.
Trong năm 2022, công ty chứng khoán này dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi của VHC tăng 36% khi kỳ vọng cả lợi nhuận từ cá phi lê (tăng 32% so với năm trước) và C&G (tăng trưởng 51%) sẽ tăng lên khi nhu cầu phục hồi từ các gián đoạn do dịch Covid-19.
VCSC đưa ra giá mục tiêu của VHC tương ứng P/E dự phóng 2022 là 10 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm là 7,5 lần. VCSC cho rằng việc đánh giá lại là phù hợp khi đóng góp lợi nhuận lớn hiện tại của mảng C&G (chiếm 27% trong năm 2022 so với 0% trong năm 2017) và quan điểm cho rằng mảng C&G nên giao dịch ở mức cao hơn so với hoạt động kinh doanh cá phi lê truyền thống của VHC.
Tuy nhiên, khuyến nghị của VCSC cũng tồn tại một số rủi ro, bao gồm việc các quy định thắt chặt nhập khẩu kéo dài của Trung Quốc do lo ngại về dịch Covid-19 lây lan từ thủy sản đông lạnh nhập khẩu và doanh số C&G thấp hơn mong đợi.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HoSE: HDB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tốc độ tăng trưởng cao ghi nhận ở hoạt động thu nhập phí dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư.
Quy mô tín dụng của HDB đạt 199.163 tỷ đồng cuối quý II với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 5,8%, trong đó ngân hàng mẹ ghi nhận tăng trưởng 6,2% và HD-Saison ghi nhận mức tăng trưởng 1,1%.
Bên cạnh đó, HDB được nới room tăng trưởng tín dụng 2021 lên 10% trong quý III và đang tiếp tục thực hiện yêu cầu nới room tăng trưởng và chờ chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước khi ngân hàng đã xử dụng gần hết mức room tăng trưởng được cấp mới ngay từ giữa quý III.
HDB thuộc nhóm các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao với tốc độ tăng trưởng CAGR 3 năm 2018 – 2020 đạt 20% và là yếu tố đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng nhanh của thu nhập lãi thuần.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng trong dài hạn, HDB sẽ tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và duy trì chất lượng tài sản tốt trong dài hạn. Mặt khác, áp lực trích lập dự phòng của ngân hàng khá thấp.
Theo đó, HDB đã hoàn thành trích lập dư nợ VAMC trong năm 2020, đồng thời công ty con HD-SAISON có tỷ lệ nợ xấu phát sinh mới ít hơn mặt bằng chung lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở thời điểm hiện tại.
Ngân hàng cũng trong quá trình đàm phán hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền mới. Trong trường hợp thành công, VCBS kỳ vọng hợp đồng có thể mang lại cho ngân hàng một khoản phí trả trước đáng kể giúp tăng lợi nhuận và bổ sung nguồn vốn hoạt động.
Một yếu tố hỗ trợ cho dài hạn khác của HDB đến từ việc triển khai dịch vụ thanh toán không tiền mặt tại hơn 5.000 cây xăng thuộc hệ thống Petrolimex trên cả nước. Ngoài ra, HDB sẽ cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác cho hệ sinh thái của Petrolimex như thẻ tín dụng, cho vay, quản lý tài khoản,..
VCBS cho rằng, HDB sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực và bền vững trong dài hạn ở cả khía cạnh quy mô tài sản và lợi nhuận. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HDB với mức định giá hợp lý là 29.745 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 20% so với giá đóng cửa ngày 14/9.
Đến cuối tháng 7/2021, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) đang sở hữu hệ thống gồm 312 cửa hàng PNJ Gold, 18 cửa hàng PNJ Silver, 3 cửa hàng Cao Fine Jewellery, 3 cửa hàng PNJ Art, 69 cửa hàng PNJWatch.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 7 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PNJ đạt 12.126 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 704 tỷ đồng, lần lượt tăng 33,9% và 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu kênh lẻ và sỉ lần lượt tăng trưởng 32,4% và 13,8% cùng kỳ; doanh thu vàng miếng tăng 50,1%.
Nhìn chung, PNJ đã duy trì tốt hệ thống giao hàng trực tuyến và vận hành ổn định các cửa hàng nằm ngoài TP. HCM.
Trong năm 2021, PNJ đã vận hành thành công hệ thống quản trị nhân sự mới với công suất hệ thống lên đến 10.000 người dùng. Ngoài ra, hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) đã có sự vận hành ổn định trong năm 2020 - đây là những nhân tố hỗ trợ PNJ có thể triển khai nhanh hệ thống bán lẻ rộng khắp trong tương lai.
Năm 2021, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của PNJ lần lượt đạt 20.285 tỷ và 1.232 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,8% và 15,2% so với cùng kỳ.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng hoạt động của PNJ sẽ phục hồi dần sau giai đoạn giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, PNJ đang duy trì và phát triển tốt hệ thống nhờ kiểm soát chặt chi phí cũng như hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ và năm 2022 dự kiến sức tăng trưởng sẽ phục hồi tốt sau giai đoạn chậm lại năm 2021.
Tuy nhiên, trong năm 2021, dự kiến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm từ 19,6% xuống 18,6% do khó khăn mùa dịch Covid-19. Cùng với đó, MASVN dự báo, quý III/2021 sẽ là quý thấp điểm nhất trong năm của PNJ trước tác động tiêu cực từ việc giãn cách xã hội khắp cả nước.
MASVN dự phóng EPS năm 2021 của PNJ đạt 5.418 đồng, tương ứng P/E 2021 ở mức 17 lần. Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho PNJ, với giá mục tiêu 12 tháng là 108.400 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.