'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thiết bị điện tại Việt Nam, sản xuất và kinh doanh thiết bị trong chuỗi giá trị ngành điện từ đầu vào cho đến đầu ra - từ sản xuất điện (năng lượng tái tạo), truyền tải điện (cáp điện, máy biến áp) đến từng hộ sử dụng điện (động cơ điện, đồng hồ điện).
Công ty chứng khoán này cho rằng, với nhu cầu điện năng tại Việt Nam tăng trưởng nhanh sẽ thuận lợi cho tăng trưởng của GEX.
Chính thức trở thành công ty mẹ của Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) từ ngày 6/4, GEX ghi nhận kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm tăng mạnh, với 13.185 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 78,5%; lợi nhuận sau thuế đạt trên 810 tỷ đồng, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ giúp kết quả kinh doanh, bảng cân đối của GEX trở nên tích cực hơn, Viglacera cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng khu công nghiệp tại miền Bắc và vật liệu xây dựng trên cả nước.
Thời gian tới, GEX sẽ tiến hành tái cơ cấu tập đoàn và dần niêm yết các công ty sub-holding (công ty con chuyên ngành) lớn, giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn. Đặc biệt, dự kiến từ quý IV/2021, Công ty Gelex Electric - công ty nắm giữ 19,4% vốn Viglacera, 96% vốn Cadivi, 87% vốn Thibidi... có kế hoạch lên sàn giao dịch UPCoM.
Cũng theo VCBS, GEX dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận kết quả kinh doanh và dòng tiền lớn từ các dự án năng lượng tái tạo từ cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Cho năm 2021, VCBS dự phóng kết quả kinh doanh của GEX lần lượt là 30.261 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.098 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - tăng 68,6% và 75,3% so với thực hiện năm ngoái, vượt 6% và 63% kế hoạch đặt ra cả năm.
Hiện VCBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GEX với giá mục tiêu trong năm 2021 là 31.460 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 28% so với giá đóng cửa ngày 17/9.
Quý II, Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) ghi nhận phí bảo hiểm gốc đạt 1.100 tỷ đồng (tăng 10,3% cùng kỳ năm ngoái), phí bảo hiểm thuần đạt 896 tỷ đồng (tăng 7,3% cùng kỳ), tỷ lệ giữ lại là 72,2% so với 74,9% của cùng kỳ năm 2020 và tỷ lệ kết hợp là 97,8%, tỷ lệ thất thoát là 34,9%.
Trong quý, BMI ghi nhận thu nhập tài chính ròng đạt 41 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sua thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 50 tỷ đồng, đi ngang cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BMI ghi nhận tổng phí bảo hiềm gộp đạt 2.175 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và 31,6% so với cùng kỳ.
Năm 2021, BMI đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 277 tỷ đồng (tăng 20%), tổng phí bảo hiểm đạt 5.000 tỷ đồng (tăng 9,5% thực hiện năm trước). Dự kiến, BMI sẽ chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 ở mức 20% và chia cổ tức cổ phiếu cho năm 2021 cũng ở mức 20%.
Cập nhật kế hoạch thoái vốn của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
tại BMI cho thấy, hiện tại vẫn chưa có được phê duyệt cuối cùng do những thay đổi trong Luật Chứng khoán.
Bên cạnh đó, Nghị định 140 quy định việc thoái vốn tài sản Nhà nước hiện chưa thực sự rõ ràng và là lý do cản trở việc SCIC thoái vốn khỏi BMI.
Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng việc SCIC và Tập đoàn AXA (Pháp) thoái toàn bộ 67% cổ phần sẽ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Ở mức giá hiện tại, BMI đang được giao dịch tại P/B dự phóng là 1,6 lần. Mức Stock Rating của BMI ở mức 82 điểm cho nên Yuanta đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, nhưng sức mạnh giá dưới 80 điểm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét mua với tỷ trọng thấp dưới 5%
Đồ thị giá của BMI tăng về gần mức kháng cự ngắn hạn 36.310 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tăng 55% so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn nâng lên mức tăng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng về mức tối ưu khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
Năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) là công ty Việt Nam duy nhất lọt top 100 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương với hơn 4.000 cửa hàng và hơn 70.000 người nhân sự vào cuối năm 2020.
Trong đó, riêng chuỗi Điện máy Xanh vượt 1.400 cửa hàng và chuỗi Bách hóa Xanh vượt 1.700 cửa hàng cuối tháng 12/2020.
Cập nhật 7 tháng đầu năm, doanh thu và lãi ròng của MWG đạt 71.986 tỷ và 2.784 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Bách hóa Xanh đạt mức tăng trưởng doanh thu 57% so với cùng kỳ, chiếm hơn 24% cơ cấu doanh thu so với mức dưới 20% của năm 2020;
Hai mảng Thế giới Di động và Điện máy Xanh chịu áp lực từ dịch Covid-19 nên chỉ duy trì mức tăng trưởng nhẹ 1% và 3%; doanh thu trực tuyến lũy kế sau 7 tháng đạt hơn 6.400 tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhận định, Bách hóa Xanh đang dần trở thành động lực tăng trưởng mới của MWG khi chiếm cơ cấu doanh thu ngày càng lớn và dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam với hơn 96 triệu dân, trong đó 34% dân số thành thị và sẽ ngày càng gia tăng là cơ hội để MWG tiếp tục phát triển các mảng bán lẻ.
Năm 2021, MASVN dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc công ty mẹ của MWG lần lượt đạt 125.494 tỷ và 5.626 tỷ đồng, tăng trưởng 14,3% và 43,6% cùng kỳ. Trong đó, Bách hóa Xanh đạt 35.844 tỷ đồng, tăng 68,5% cùng kỳ; Điện máy Xanh tăng trưởng 5,4% doanh thu trong khi Thế giới Di động giảm 3,7% doanh thu so với cùng kỳ do áp lực từ dịch Covid-19.
So với năm ngoái, biên lợi nhuận gộp dự kiến cải thiện nhẹ từ 22,1% lên 22,6%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) dự phóng năm 2021 đạt 7.892 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E dự phóng 2021 ở mức 15,6 lần.
MASVN đánh giá tích cực dành cho MWG, dựa trên vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) hoạt động hiệu quả; chuỗi Bách hóa Xanh đang dần trở thành đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng MWG trong năm 2021 và những năm tới khi thương hiệu đã trở nên phổ biến với biên lợi nhuận đang cải thiện tích cực.
Về góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu MWG trong xu hướng tăng ngắn hạn sau khi phá vỡ vùng đỉnh lịch sử quanh 120.000 đồng/cổ phiếu. Dòng tiền đang có sự cải thiện khá tích cực, củng cố cho xu hướng tăng hiện tại để hướng đến ngưỡng cản gần nhất quanh 130.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện MASVN khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 1 năm là 148.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20,6% so với giá đóng cửa phiên 17/9.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.