'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) ước tính Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) sẽ đạt 10.050 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021, tăng 25% so với năm trước và cao hơn 10% so với dự báo được đưa ra trước đó. Điều này đến từ việc SSI nâng giả định giá dầu nhiên liệu tăng từ 260 USD/tấn lên 300 USD/tấn (tăng 24% so với cùng kỳ) và giả định sản lượng khí tăng 7%.
Phía SSI lưu ý rằng GAS đang bước vào chu kỳ đầu tư mới, với 3,9 tỷ USD vốn cần có cho 4 dự án lớn (Nam Côn Sơn – Giai đoạn 2, LNG Thị Vải – Giai đoạn 1 và 2, Block B và LNG Sơn Mỹ). Tuy nhiên, công ty chứng khoán này vẫn tin rằng, GAS đã chuẩn bị tốt nguồn lực cho các đại dự án này nhờ bảng cân đối kế toán mạnh với số dư tiền mặt ròng gần 1 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Bên cạnh đó, hiện nay giá dầu Brent đã tăng lên ngưỡng 63 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2020; Theo EIA, sự phục hồi mạnh mẽ này là do nhu cầu dần phục hồi từ mức đáy 84,97 triệu thùng/ngày trong năm 2020 lên 95,9 triệu thùng/ngày trong quý I/2021.
SSI cũng tin rằng giá tăng là do OPEC+ cắt giảm 7,2 triệu thùng/ngày, Ả Rập Xê Út tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, và việc giảm nguồn cung dầu đá phiến không chủ động ở Mỹ.
Với giả định trong kịch bản cơ sở giá dầu Brent ở mức 55 USD/thùng trong năm 2021 (tăng 26% so với cùng kỳ) khi vẫn sẽ có rủi ro giảm đối với giá dầu trong năm 2021 khi nguồn cung tăng (do nới lỏng cam kết cắt giảm nguồn cung).
Trên cơ sở đó, các nhà phân tích của SSI tin rằng sản lượng khí khô trong năm 2021 sẽ tăng lên 9,6 tỷ m3 (tăng 7,1% so với cùng kỳ) do nhu cầu của các nhà máy điện phục hồi.
Mặt khác, với việc định giá lại thị trường chung gần đây do thanh khoản dồi dào nhờ môi trường lãi suất thấp, SSI nâng hệ số P/E mục tiêu đối với GAS từ 17x lên 19x, và EV/EBITDA mục tiêu từ 10x lên 11x. Theo đó, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 98.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên EPS 2021 là 19x và triển vọng tăng giá là 13%.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa có một năm kinh doanh khá tích cực so với toàn ngành trước Covid-19 nhờ khả năng thích nghi cao.
Cụ thể, kết thúc năm vừa qua, doanh thu thuần của TNG đạt 4.484 tỷ đồng, giảm 2,8% so với năm 2019, hoàn thành 97,5% kế hoạch doanh thu năm; lợi nhuận sau thuế đạt 152 tỷ đồng, giảm gần 34% và hoàn thành 66% kế hoạch năm.
Khả năng chuyển đổi sản xuất cùng với khả năng phát triển sản phẩm mới đã giúp TNG ứng phó tốt với dịch Covid-19 hơn các doanh nghiệp khác, khi các doanh nghiệp dệt may niêm yết chứng kiến doanh thu giảm trung bình 11%, mức giảm nhiều hơn 3.9x so với mức giảm của TNG.
Trong năm 2020, TNG đã nghiên cứu và sản xuất thành công khẩu trang nano kháng khuẩn, có khả năng chống khuẩn và tái sử dụng nhiều lần, được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) giám định chất lượng. Hơn nữa, TNG cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công “Bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch”.
Bên cạnh đó, TNG đã phát triển thành công sản phẩm Bông Downlike Pes Recycled, sản phẩm hứa hẹn sẽ được đón nhận rộng rãi do phù hợp với xu hướng thân thiện với môi trường, đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ trên thế giới.
Sản phẩm này sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh của TNG đối với khách hàng lớn – Decathlon, tạo lợi thế cho TNG gia tăng đơn hàng xuất khẩu cho khách hàng này trong tương lai và góp phần củng cố vị trí của TNG trong chuỗi cung ứng của Decathlon.
PHS ước tính doanh thu thuần của TNG năm 2021 đạt khoảng 5.191 tỷ đồng (tăng 15.8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 198 tỷ đồng (tăng 30%) nhờ các yếu tố như lỳ vọng về sự phục hồi của ngành dệt may trong năm 2021; hỗ trợ từ hiệp định EVFTA; năng lực sản xuất lớn và khả năng thích ứng với dịch bệnh tốt...
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS cho rằng mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu TNG khoảng 23.800 đồng/cổ phiếu, tăng 6,4% so với giá hiện tại. Từ đó đưa ra khuyến nghị giữ cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng lợi nhuận của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) sẽ tiếp tục phục hồi mạnh trong năm 2021, do sự phục hồi ở cả nhu cầu nhiên liệu và giá dầu.
SSI ước tính tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng 5,2% so với cùng kỳ lên 9,5 triệu m3/tấn (gần bằng mức năm 2019), trong đó sản lượng bán lẻ có thể tăng 4% lên 5,7 triệu m3/tấn.
Bên cạnh đó, ước tính giá xăng dầu bình quân cũng sẽ phục hồi mạnh, tăng 21% so với cùng kỳ trong năm 2021 và sản lượng tiêu thụ nhiên liệu bay sẽ phục hồi 15% sau khi ước tính giảm 30% trong năm 2020.
Trên cơ sở đó, SSI dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế của PLX trong năm 2021 lần lượt đạt 162.300 tỷ đồng (tăng 30,9% so với cùng kỳ) và 5.070 tỷ đồng (tăng 263% so với cùng kỳ).
Đến năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của PLX có thể tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 6,25 nghìn tỷ đồng, vượt mức năm 2019, nhờ sự phục hồi hoàn toàn của mảng nhiên liệu bay và sự tăng trưởng hữu cơ từ các mảng khác.
PLX đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng năm 2021 và 2022 lần lượt là 19,4x và 16,0x. Phía SSI nâng hệ số P/E mục tiêu 1 năm từ 19x lên 23x nhờ tâm lý thị trường chung khá mạnh mẽ trong môi trường lãi suất thấp và đà tăng trưởng tích cực của lợi nhuận công ty trong 2 năm tới.
Theo đó, SSI đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 1 năm là 67.000 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh sự phục hồi của kết quả kinh doanh, việc bán cổ phiếu quỹ, việc PLX được đưa trở lại vào danh sách đủ điều kiện cho vay ký quỹ (sau khi báo cáo kiểm toán được công bố), và việc thanh lý các khoản đầu tư khác sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn 3-6 tháng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.