Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (7/6): ASM, VSH và QNS

Tân Mai - 07/06/2022 07:19 (GMT+7)

(VNF) - VFS dự báo doanh thu cá tra của ASM có thể đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 71% so với năm trước, trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ phục hồi mạnh ở các thị trường xuất khẩu Mỹ Latinh, Trung Quốc sau giai đoạn kìm nén do Covid-19.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (7/6): ASM, VSH và QNS

VFS: Khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu ASM

Kết thúc quý I, Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) ghi nhận 3.225 tỷ đồng doanh thu (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng (tăng 11%), lần lượt hoàn thành 22% và 20% kế hoạch cả năm. Trong đó, động lực tăng trưởng chính đến từ mảng cá xuất khẩu (đạt 886 tỷ đồng doanh thu, tăng 85% cùng kỳ); mảng thức ăn đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu (1.192 tỷ đồng, tăng 15%).

Năm 2022, Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) dự báo doanh thu cá tra của ASM có thể đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 71% so với năm trước. Công ty chứng khoán này cho rằng, nhu cầu tiêu thụ cá sẽ phục hồi mạnh từ các thị trường xuất khẩu Mỹ Latinh, Trung Quốc sau giai đoạn kìm nén do Covid-19.

Trong khi đó, IDI (công ty con của ASM) có 40% thị phần ở Trung Quốc - Hồng Kông và 20% thị phần ở Mỹ Latinh như Mexico, Brazil trong 2 năm gần nhất. Đặc biệt, VFS kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm, sau khi quốc gia này mở cửa trở lại.

Hiện IDI đã ký đủ đơn hàng đến hết quý III/2022. Mặc dù nhà máy 1 và nhà máy 2 đã hoạt động hết công suất nhưng không đủ đáp ứng, IDI dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy số 3 nâng công suất lên gấp đôi 950 tấn/ngày. Nhà máy sẽ bắt đầu xây dựng từ quý II và có thể bắt đầu hoạt động từ quý IV năm nay, sẽ là động lực tăng trưởng của IDI và ASM trong thời gian tới. Hơn nữa, giá cá liên tiếp đạt đỉnh sẽ giúp IDI và ASM cải thiện biên lợi nhuận gộp, nhờ tích trữ lượng hàng tồn kho giá rẻ.

Ngoài ra, mảng năng lượng tái tạo cũng là yếu tố đầy hứa hẹn với ASM, cho dù chỉ đóng góp 5% cơ cấu doanh thu và 20% trong cơ cấu lợi nhuận gộp. Năng lượng tái tạo vẫn là xu hướng của thời đại, được nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam thúc đẩy. Theo định hướng của Chính phủ, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện dự kiến tăng từ 27% năm 2021 lên 29% trong năm 2025 và 40% vào năm 2045.

Hiện ASM đang sở hữu 2 nhà máy điện mặt trờ với tổng công suất 260MW, ước tính đem lại 580 tỷ đồng doanh thu/năm. ASM đang hoàn thiện thủ tục pháp lý một loạt các dự án mới, dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của ASM, bao gồm dự án Sao Mai Dak Lak 875MW, dự án điện kết hợp trông cây dược liệu Dak Lak 875MW, dự án Sao Mai Đồng Tháp...

Dự kiến khi các dự án đi vào hoàn thành nâng tổng công suất điện tăng lên gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại, đóng góp 1.500 tỷ đồng doanh thu và 1.260 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Năm 2022, dự báo mảng này có thể đem lại 600 tỷ đồng doanh thu và 420 tỷ đồng lợi nhuận gộp cho ASM.

Nhìn chung năm nay, VFS dự phóng doanh thu và lợi nhuận của ASM ở mức 14.630 tỷ đồng và 1.170 tỷ đồng, tương đương EPS 3.476 đồng, tăng 80% so với năm 2021. Sử dụng phương pháp P/E, VFS đưa ra mức giá mục tiêu cho cổ phiếu ASM là 31.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 70% so với thị giá hiện tại. Từ đó khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.

MBS: Khuyến nghị mua VSH, giá mục tiêu 44.800 đồng/cổ phiếu

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị các nhà đầu tư có thể cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh với mức giá mục tiêu 44.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 15%. MBS tin rằng cơ hội đầu tư trung và dài hạn vào cổ phiếu doanh nghiệp thủy điện là hấp dẫn, đặc biệt từ tháng 4/2021, thời điểm VSH đưa nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vào hoạt động đã gia tăng mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh.

Đây là nhà máy có công suất 220MW và sản lượng điện thiết kế trung bình hàng năm là 1.080 triệu kWh, khi đi vào hoạt động đã đưa kết quả kinh doanh của VSH lên tầm cao mới với doanh thu dự báo tăng 300%, lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 dự báo tăng trưởng kép ở mức 15%/năm. Thực tế cho thấy, lợi nhuận trước thuế 2021 của VSH đã tăng mạnh 286% so với cùng kỳ, đạt 450 tỷ đồng, trong khi doanh thu tăng 51% lên 1.611 tỷ đồng.

Khép lại quý I vừa qua, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của VSH tiếp tục tăng mạnh, lần lượt 324% và 248% cùng kỳ, đạt lần lượt 808 tỷ đồng và 441 tỷ đồng.

Ngoài ra, thời tiết diễn biến thuận lợi cũng là hỗ trợ tăng trưởng cho VSH khá nhiều. Theo đó, tổng cục khí tượng thủy văn dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì trạng thái La Nina đến tháng 11/2022 với xác xuất 55-65%. Trạng thái này đưa đến lượng mưa trong kỳ cơ bản xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%, có tháng cao hơn đến 30-35%. Với nguồn nước dồi dào, nhà máy thủy điện của VSH được cho là sẽ hưởng lợi lớn.

Mặt khác, nhu cầu điện trong dài hạn vẫn tăng mạnh. Giai đoạn 2021-2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện, bao gồm phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau dịnh bệnh, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm. Cũng theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021-2025.

Trước những giả định trên, MBS cho rằng nhờ nguồn nước về hồ tốt, cùng giá bán điện thị trường cạnh tranh đạt mức cao, dự báo sản lượng điện của VSH có thể đạt 2.251 triệu kWh trong năm 2022, tăng 26% cùng kỳ; doanh thu và lợi nhuận trước thuế cũng lần lượt tăng mạnh 70% và 75%, lên mức 2.720 tỷ đồng và 1.234 tỷ đồng.

SSI: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu QNS

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) công bố doanh thu đạt 1.813 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp chính cho tổng doanh thu là mảng sữa đậu nành với 892 tỷ đồng, tăng 23%; theo sau là sản phẩm đường với 416 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%. Nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện, QNS thu về 484 tỷ đồng lãi gộp, tăng 25% so với cùng kỳ.

Hoạt động tài chính mang lại cho QNS 38 tỷ đồng, tăng 24%, chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay với 35 tỷ đồng; chi phí tài chính cũng tăng 31% cùng kỳ lên 22 tỷ đồng. Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp đi ngang ở mức 58,9 tỷ đồng, chi phí bán hàng lại tăng khá nhanh từ 165 tỷ đồng lên 232,8 tỷ đồng, tức tăng 41%.

Như vậy QNS đã khép lại ba tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 208 tỷ đồng, tăng 12% so với quý I/2021; lợi nhuận sau thuế đạt 176 tỷ đồng, tăng trưởng 9%. Với kết quả này, "ông chủ" thương hiệu Vinasoy đã hoàn thành 23,5% kế hoạch doanh thu và 17,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, sản lượng sản phẩm đường quý I đã giảm 16% cùng kỳ, nhưng giá bán bình quân cao hơn giúp duy trì tăng trưởng doanh thu. QNS cũng cho biết, trong bối cảnh giá đường tăng cao, mảng đường tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đường nhập lậu cũng như đường từ các nước ASEAN khác. Điều này một phần khiến sản lượng tiêu thụ trong quý 1 chững lại.

Đối với mảng sữa đậu nành, QNS đã tăng tăng giá bán bình quân khoảng 5-6% trong quý I để bù đắp một phần chi phí đầu vào tăng cao. Theo Bloomberg, giá đậu nành vẫn neo ở mức cao (tăng 20% so với cùng kỳ). Trong khi đó, đậu nành và đường tổng cộng chiếm khoảng 35-40% giá vốn hàng bán của QNS.

Doanh nghiệp đã cho ra mắt sản phẩm sữa chua uống làm từ đậu nành (bao gồm 4 SKU) trong tháng 4/2022. Đây là sữa chua uống làm từ đậu nành và các loại hạt đầu tiên tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. QNS vẫn chưa đưa ra mục tiêu doanh thu cho dòng sản phẩm này trong năm 2022.

SSI ước tính QNS sẽ đạt 8.800 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 20% so với cùng kỳ) và 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 13,5% cùng kỳ) trong năm 2022. Tăng trưởng doanh thu sẽ được thúc đẩy bởi 3 yếu tố, gồm sản lượng đường cao hơn (đường RS tăng 18% so với cùng kỳ và đường RE đạt 35.000 tấn); doanh thu sữa đậu nành tăng 14,5% so với cùng kỳ (sản lượng tăng 9%); doanh thu từ các mảng khác phục hồi 10% so với cùng kỳ.

Theo đó, SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu QNS là 60.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E mục tiêu là 13 lần. Với tiềm năng tăng giá là 30%, SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu này.

Cùng chuyên mục
Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

(VNF) - Danh sách cổ đông được ACB công bố đợt này có 2 cá nhân và 3 tổ chức với tổng tỷ lệ sở hữu là 6,774% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn.

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

(VNF) - Theo Dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ là Tổ trưởng. Hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó.

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

(VNF) - Môi trường kinh doanh và triển vọng tại Trung Quốc dường như đã xấu đi trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, khi có tới 25% nhà đầu tư thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) cắt giảm đầu tư vào Bắc Kinh.

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

(VNF) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong tháng 8, tỉnh đã cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 108 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,21 triệu USD.

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

(VNF) - Chuỗi cà phê nổi tiếng Katinat đã thông báo trên trang fanpage chiến dịch ủng hộ miền Bắc ảnh hưởng lũ lụt bằng cách trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra từ ngày 12-30/9. Bài viết đã ghi nhận gần 23.000 bình luận và hơn 6.600 lượt chia sẻ.

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam ngày 7/9 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với khu vực miền Bắc nước ta. Nhằm đồng hành cùng các đơn vị trong giai đoạn khó khăn này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance sẽ triển khai chương trình hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

(VNF) - Trong bối cảnh bão lũ đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, cộng đồng doanh nghiệp đã có những hành động hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

(VNF) - Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết, những câu chuyện thú vị, ít người biết về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long mà sách vở hiện nay chưa khai thác nhiều.

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh, nhiều ngân hàng hôm nay hạ tới hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại một số ngân hàng đã xuống mức 24.700 đồng/USD.

Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’

Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’

(VNF) – Thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm khi thanh khoản xuống mức cực thấp. Tuy nhiên, vẫn có số ít cổ phiếu gây ấn tượng đặc biệt, điển hình là SSB và VNZ.

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão  Yagi

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão Yagi

(VNF) - Nhà cửa tốc mái, cây xanh ngổn ngang, ki ốt đổ nát, tài sản hư hỏng…khung cảnh phố du lịch trung tâm Thị trấn Cát Bà, Hải Phòng bị xoáy nát trong 1 cái 'cối xay' khổng lồ 'siêu' bão Yagi