Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông và điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm về mức 23.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 18% so với thị giá hiện tại.
Thu nhập lãi ròng (NII) của OCB tăng mạnh 22% trong quý nhờ tăng trưởng tín dụng tăng 5,9% so với đầu năm, nhưng không đủ bù đắp mức giảm 50% so với cùng kỳ của thu nhập ròng ngoài lãi và chi phí tín dụng tăng gấp đôi.
Trong báo cáo phân tích này, SSI không tính đến khoản trích lập dự phòng có khả năng xảy ra đối với dư nợ của Tập đoàn FLC và trái phiếu doanh nghiệp.
SSI ước tính giá trị sổ sách (BVPS) điều chỉnh là 17.180 đồng, đồng thời điều chỉnh P/B mục tiêu về mức 1,35 lần, nhằm phản ánh môi trường lãi suất đang tăng.
Năm 2022, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) công bố kết quả kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ toàn diện. Ngoài kế hoạch lợi nhuận trước thuế 29.660 tỷ đồng (tăng 107% so với thực hiện 2021), ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 35%, động lực chủ yếu đến từ mảng cho vay bán lẻ bao gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của ngân hàng mẹ.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện tại mức CAR của VPB đã đạt 15,3% vào cuối quý I và đạt tăng trưởng tín dụng hơn 8,6% trong quý.
Hiện nay, tổng số khách hàng VPB (cả ngân hàng mẹ và các công ty con) đã cán mốc gần 20 triệu khách hàng. Số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ qua kênh số hóa trong quý I đạt 90%, tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2021.
Ngoài ra, việc liên tiếp cho ra đời các sản phẩm số hóa mang tính sáng tạo đã giúp gia tăng đáng kể trải nghiệm người dùng với các dịch vụ số hóa của ngân hàng.
Như vậy, chuyển đổi số được xem là yếu tố then chốt trong quá trình tăng trưởng vượt bậc của các khối RB và SMEs, giúp ngân hàng này không chỉ gia tăng nhanh chóng quy mô tập khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong quý I, mảng cho vay tiêu dùng bước đầu hồi phục và đóng góp vào kết quả kinh doanh chung, ước tính FE Credit đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng dương so với cuối năm 2021 và đóng góp 6% trong tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPB.
FE Credit có cơ sở vững vàng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt từ 5.000 - 6.000 tỷ đồng trong năm 2022 bên cạnh việc ghi nhận các khoản hoàn nhập dự phòng trong năm 2021 khi các khoản nợ của người đi vay dần được cải thiện trong điều kiện nền kinh tế hồi phục.
Đồng thời, tăng trưởng tín dụng của công ty tài chính số 1 Việt Nam này cũng sẽ bứt phá trong năm nay khi nhu cầu bị nén lại khá nhiều do đại dịch.
Kết thúc quý I, hiệu quả hoạt động của VPB tiếp tục là yếu tố nổi bật khi đạt mức thấp kỷ lục 16,4%. Điều này đạt được nhờ đóng góp của khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng bancassurance giúp tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng mạnh. Nếu loại bỏ khoản phí ghi nhận một lần này, CIR hợp nhất đạt 23,4%, tương đương với mức thấp trong quý IV/2021.
Điều này cho thấy VPB vẫn duy trì hiệu quả hoạt động rất cao so với các ngân hàng khác và sẽ tiếp tục tối ưu CIR thông qua số hóa và tự động hóa.
MBS dự phóng mức CIR của ngân hàng sẽ đạt 24,5% trong năm 2022 với kỳ vọng ngân hàng gia tăng mạnh OPEX trong năm nhằm thực hiện chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu ROA và ROE quý I của ngân hàng cũng tăng trưởng khá mạnh so với mức thực hiện của năm 2021.
MBS định giá cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 57.100 đồng/cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp thu nhập thặng dư (RI) và định giá tương đối (so sánh P/B và P/E). Từ đó, đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
Hết quý I, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (HoSE: VOS) ghi nhận doanh thu 402 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 56 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức lỗ 19 tỷ đồng. Với kết quả này, VOS đã hoàn thành được 26% kế hoạch doanh thu và 14% kế hoạch lợi nhuận năm.
Doanh thu quý I tăng trưởng mạnh là nhờ doanh thu từ mảng vận tải - cốt lõi (tăng 58% cùng kỳ) trong bối cảnh giá cước vận tải tiếp tục tăng cao. Biên lợi nhuận gộp cũng nhờ đó mà tăng mạnh lên mức 24%, trong khi quý I/2021 là 1,6%. Điểm sáng khác là VOS đã giảm tải chi phí lãi vay so với cùng kỳ (giảm 24%).
Trong năm 2021, VOS đã cơ cấu lại đội tàu container, thanh lý tàu Đại Nam cũ, tuổi cao và thuê thêm 2 tàu mới là Đại An và Đại Phú cho thời hạn 3 năm tới và thuê thêm một số tàu chở hàng khô khác theo hình thức tổng số chuyến xác định, để nâng công suất hoạt động.
Theo đó, VOS tiếp tục hưởng lợi trong bối cảnh giá cước vận tải tiếp tục tăng cao do vấn đề xung quanh Nga - Ukraina. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng giá cước vận tải nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức cao đến cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, nhờ kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2021 và quý I/2022, VOS đang tiếp tục giảm áp lực nợ vay. Cuối quý I, tổng nợ vay của VOS đã giảm 6% so với quý liền kề và giảm 51% cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, chi phí lãi vay năm 2021 của VOS khá lớn, chiếm khoảng 20% lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, Yuanta kỳ vọng việc đẩy mạnh giảm vay nợ sẽ là động lực tăng trưởng cho VOS trong năm nay.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, VOS đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng là 3,9 lần (tương ứng EPS là 4.031 đồng). Mức stock rating của VOS ở mức 95 điểm cho thấy đánh giá mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Đồ thị giá của VOS đóng cửa tăng 6,8% với khối lượng giao dịch tăng 60% so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và đồ thị giá tiến gần đường trung bình 50 phiên cho nên các nhà đầu tư hạn chế việc mua đuổi.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VOS cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại, với giá mục tiêu 20.040 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời hơn 23%.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.