'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hết quý I, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố tổng thu nhập hoạt động 16.227 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát tốt (tăng 7% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng giảm thiểu đáng kể (nhích nhẹ 3% cùng kỳ), đã giúp lợi nhuận trước thuế đạt 4.514 tỷ đồng, tăng 33% so với quý I/2021, thực hiện được 22% kế hoạch cả năm.
Năm nay ngân hàng dự kiến giảm chi phí trích lập dự phòng từ 29.000 tỷ đồng trong năm 2021 xuống còn 23.000 tỷ đồng, tạo động lực cho tăng trưởng lợi nhuận cuối năm và các năm sau này.
Trong quý I, tín dụng tăng trưởng tích cực lên mức 4,7% và kỳ vọng tiếp tục khả quan trong thời gian tới, khi nền kinh tế dần trở về bình thường, cũng như xu hướng chuyển dịch bán lẻ đang dần được đẩy mạnh (chiếm 40% dư nợ).
Mặt khác, NIM giảm nhẹ còn 2,85% so với thời điểm quý IV/2021 (2,92%), do lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ trong khi lãi suất cho vay vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng lại tăng so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ CASA được cải thiện khi BID đã thực hiện miễn phí giao dịch kênh số từ đầu năm.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhìn nhận, trước kết quả kinh doanh quý I đầy khả quan với các chỉ tiêu hoạt động hiệu quả và khả năng sinh lời đều cải thiện, chất lượng tín dụng được quản lý tốt, SSI dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của BID sẽ đạt 20.646 tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với năm trước, chủ yếu nhờ giảm gánh nặng dự phòng (giảm 19% cùng kỳ). Chỉ tiêu ROE cũng có thể tăng lên mức 16%, trong khi 3 năm vừa qua chỉ dao động từ 9-13%.
Tuy nhiên, SSI cũng lưu ý tiềm năng tăng trưởng dài hạn của BID vẫn chịu giới hạn bởi nguồn vốn (CAR khoảng 9%), trong khi hoạt động dịch vụ hiện tại đang thiếu động lực tăng trưởng chủ lực.
Mặc dù ngân hàng đang xem xét về cấu trúc sở hữu liên quan đến mảng bảo hiểm nhân thọ (BIDV MetLife), SSI cho rằng việc này có thể chưa sớm hoàn thành (ít nhất trong năm 2022).
Vì thế, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu BID, đồng thời giảm giá mục tiêu 1 năm từ 42.300 đồng/cổ phiếu xuống 41.200 đồng/cổ phiếu, tức triển vọng sinh lời khoảng 20%.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSV) cho rằng giá hạt nhựa PVC dường như ổn định và thiết lập mức giá mới. Theo đó, giá PVC hiện tại ổn định ở mức 1.400 USD/tấn trong nhiều tuần, tiếp tục giảm 90 USD/tấn xuống 1.350 USD/tấn trong tuần gần nhất. Điều này thể hiện sự điều chỉnh 27% so với mức cao nhất mọi thời đại là 1.850 USD/tấn vào tháng 10 năm ngoái.
Từ đó, BVSC tin rằng các diễn biến trên sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc mở rộng biên lợi nhuận hơn nữa của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). Công ty chứng khoán lưu ý quan trọng là BMP đã hoàn tất việc tăng giá bán với tổng cộng 40% trong năm ngoái khi giá PVC tăng.
Năm 2022, BVSC dự báo lợi nhuận trước thuế của BMP sẽ phục hồi mạnh trở lại với mức tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 564 tỷ đồng; doanh thu cũng tăng trưởng 30% cùng kỳ, lên gần 5.920 tỷ đồng. Sang năm 2023, dự báo lợi nhuận trước thuế tăng 16% lên 523 tỷ đồng và tiếp tục tăng 7% cùng kỳ lên 558 tỷ đồng vào năm 2024.
BVSC cũng cho rằng BMP sẽ tăng cổ tức tiền mặt giai đoạn 2022-2024 lên mức 5.500-6.500 đồng/cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ 5,5-6,5%), trong điều kiện nắm giữ nhiều tiền mặt; dòng tiền hoạt động mạnh; kế hoạch vốn đầu tư khiêm tốn.
BVSC nâng giá mục tiêu của BMP từ 72.530 đồng/cổ phiếu lên 73.483 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do việc điều chỉnh định giá đến giữa năm 2023, phần nào bù đắp mức tăng WACC từ 11,3% lên 12,1%. Cùng với đó là duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận định, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) đang là doanh nghiệp sở hữu đội tàu dầu khí lớn nhất Việt Nam và luôn duy trì vị thế dẫn đầu với 100% thị phần vận tải dầu thô và khí LPG nội địa, 30% thị phần vận tải xăng dầu thành phẩm.
TPS cho rằng PVT sẽ hưởng lợi từ nhu cầu vận tải dầu khí trong nước, nhờ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu hồi phục sau khi Covid-19 được kiểm soát; nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng được dự báo tiếp tục tăng trưởng; giá thuê tàu duy trì mức cao và xu hướng tiếp tục tăng.
Ngoài ra, PVT sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng đội tàu giúp cải thiện biên lợi nhuận. Cụ thể, dự kiến trong năm 2022, PVT sẽ tiếp tục đầu tư thêm 6 tàu mới với tổng giá trị đầu tư 2.916 tỷ đồng. Trong đó, PVT đã mua 2 tàu chở dầu/hóa chất mới vào quý I. Kế hoạch dài hạn, PVT sẽ nâng số lượng đội tàu lên 70 chiếc với tổng công suất đạt 2,5 triệu DWT vào năm 2025.
Kết thúc quý I, PVT ghi nhận doanh thu 2.022 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 194 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kịch bản giá dầu bình quân cả năm ở mức 100 USD/thùng, TPS ước tính doanh thu năm 2022 của PVT đạt khoảng 8.635 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 940 tỷ đồng, tăng 12,7%.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này kỳ vọng PVT sẽ có thêm 100 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022, từ việc thanh lý tàu dầu thô PVT Athena.
Chính vì vậy, TPS đưa ra giá mục tiêu cho PVT là 24.630 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 14% so với thị giá hiện tại, dựa trên kết hợp 3 phương pháp gồm chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp (FCFF), EV/EBITDA và P/E. Đồng thời đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.