Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, HoSE: POW) là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất điện ở Việt Nam. Hiện POW sở hữu vận hành 6 nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW, sản lượng điện hàng năm khoảng 20-22 tỷ kWh, chiếm 8% tổng nhu cầu thị trường.
Giai đoạn tới, POW có kế hoạch đầu tư thêm các dự án nhiệt điện khí NT3&4 (1.500MW), Miên Trung 1&2 (1.500MW), LNG Cà Mau, LNG Quảng Ninh.
Các nhà máy của POW đã đi vào giai đoạn trả nợ xong vốn vay đầu tư, khấu hao giảm (CM1&2, NT1), dự kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới cùng với sản lượng điện gia tăng. Thêm vào đó, nhu cầu điện được dự báo tiếp tục tăng lên trong vài năm kế tiếp, sau giai đoạn chững lại do tác động của Covid-19.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), nhu cầu điện sẽ tăng nhanh hơn lên mức 8-10% khi dịch bệnh được kiếm soát, kinh tế hồi phục và phát triển với kế hoạch tăng trưởng GDP từ 6-6.5%. Thực tế cho thấy, kết thúc 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống đạt 95,5 tỷ kWh, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế 4 tháng, POW ghi nhận sản lượng điện sản xuất đạt 5.072 triệu kWh, hoàn thành 36,5% kế hoạch cả năm. MBS nhấn mạnh rằng sản lượng điện kế hoạch cả năm 2022 của POW là khá thấp (13.909 triệu kWh) so với kế hoạch huy động của EVN tại POW (16.694 triệu kWh).
Doanh nghiệp công bố doanh thu quý I đạt 7.060 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 41% kế hoạch năm. Nhờ chào giá thị trường hợp lý và kiểm soát tốt chi phí sản xuất, ợi nhuận trước thuế đạt 880 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ và hoàn thành vượt kế hoạch cả năm.
Năm 2022, MBS dự báo sản lượng điện của POW sẽ đạt khoảng 16.225 triệu kWh, tăng 11% so với năm trước. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự phóng đạt 30.962 tỷ đồng và 2.513 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 7% so với 2021.
Kết hợp phương pháp định giá DCF và so sánh P/E, P/B, MSB xác định giá trị cổ phiếu POW ở mức 18.100 đồng/cổ phiếu, tăng gần 23% so với giá đóng cửa phiên 7/6. Từ đó khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Kết thúc quý I, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu 36.467 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 26% kế hoạch doanh thu năm; lợi nhuận sau thuế đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 8%, hoàn thành 23% kế hoạch năm. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục và mức lợi nhuận cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Hai mảng sản phẩm chính là điện thoại (đóng góp 43,6% doanh thu) và sản phẩm điện máy (góp 34% doanh thu) tạo động lực chính với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 27% và 15% so với quý I/2021
Trong khi đó, doanh thu các mảng sản phẩm chính kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhờ các chuỗi của hàng mới. Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) dự phóng doanh thu mảng điện thoại và mảng điện máy năm 2022 ước tính lần lượt đạt 63.500 tỷ đồng và 49.600 tỷ đồng, tăng trưởng 28% và 27% so với năm 2021.
MWG có kế hoạch gia tăng thị phần lên 60% với việc mở rộng độ bao phủ của các chuỗi cửa hàng, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng mới ĐMX Supermini và Topzone. Việc mở thêm các cửa hàng ĐMX Supermini ở các khu vực mới tại các vùng nông thôn và các thành phố nhỏ giúp tiếp cận thêm các tập khách hàng mới.
Đồng thời, các cửa hàng Topzone, ủy quyền phân phối sản phẩm Apple cũng giúp mở rộng thị phần phân khúc sản phẩm cao cấp. Nhờ đó, doanh thu/Cửa hàng/tháng vào quý I/2022 chỉ giảm 4% trong khi biên lãi gộp giữ nguyên ở mức 22% so với cùng kỳ khi chưa mở rộng các chuỗi cửa hàng.
Kế hoạch mở mới các chuỗi cửa hàng trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi khi chỉ trong quý I/2022, MWG đã hoàn thành lần lượt 37% và 63% kế hoạch mở rộng ĐMX Supermini và Topzone.
Mặt khác, các chuỗi siêu thị ở các nước trong khu vực như Campuchia (Bluetronics) và Indonesia (Era Blue) mới bắt đầu được triển khai còn nhiều dư địa mở rộng thị phần, góp phần duy trì đà tăng trưởng hoạt động kinh doanh.
MWG đã có kế hoạch tìm kiếm đối tác chiến lược để bán vốn tại chuỗi BHX nhằm thu về vốn để đầu tư vào công nghệ cũng như tìm kiếm đối tác chiến lược để cải thiện mô hình kinh doanh do BHX hiện tại vẫn chưa hoạt động hiệu quả.
VFS dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của MWG đạt mức 145.868 tỷ đồng và 5.834 tỷ đồng, tương ứng EPS có thể đạt 7.970 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. P/E dự phóng 2022 là 18,25 lần.
Tiến hành định giá MWG dựa trên phương pháp P/E, VFS đưa ra mức giá mục tiêu 163.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 7% so với thị giá.
Năm 2021, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) đạt doanh thu 3.120 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ và tăng tới 116,7% so với 5 năm trước đó. TAR đạt được thành quả này nhờ vào việc không ngừng mở rộng vùng nguyên liệu cũng như đầu tư cho các nông hộ trồng lúa nâng cao chất lượng gạo.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, đến nay, TAR mỗi năm có thể cung cấp tối đa 360.000 tấn gạo chất lượng cao cho thị trường và nổi bật trong đó là các sản phẩm gạo organic.
Chiến lược phát triển thương hiệu của TAR đã rất thành công khi chiếm lĩnh được thị trường nội địa đồng thời dần dần mở rộng ra các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia và Đức... Năm 2021, 85% doanh thu của TAR đến từ thị trường nội địa.
MASVN nhận định, giá gạo hiện nay có thể bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá mới. Tháng 1/2021, giá gạo 5% tấm xuất khẩu từ Việt Nam đạt đỉnh 11.679 đồng/kg trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ bị gián đoạn vì Covid-19. Sau đó, giá gạo thế giới giảm dần do nguồn cung từ Ấn Độ tăng đột ngột sau giai đoạn dồn nén.
Tuy nhiên, MASVN quan sát thấy giá gạo thế giới cũng như trong nước đều lần lượt tạo đáy vào tháng 1/2022 và đang ấm dần lên. Đến thời điểm hiện tại, giá gạo nội địa đã tăng 2,5% còn giá gạo xuất khẩu đã tăng 4,6% so với cuối năm 2021.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng sự thiếu hụt lương thực thế giới do chiến tranh Nga-Ukraine sẽ đẩy giá gạo Việt Nam vào một chu kỳ tăng mới, nhờ vậy giá gạo trung bình cả năm 2022 được dự báo sẽ ở mức tương tự năm 2021.
Năm 2022, kết thúc quý I, doanh thu của TAR đạt 958 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,2 lần và 7,6 lần so với cùng kỳ năm trước. MASVN dự phóng doanh thu cả năm của TAR đạt 3.432 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ, chủ yếu nhờ sản lượng xuất khẩu tăng; lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước, tương ứng EPS đạt 1.997 đồng.
MASVN lưu ý rằng, trong trường hợp TAR chuyển nhượng thành công lô đất phi nông nghiệp 11.000m2 tại cần thơ trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có thể tăng lên mức 450-500 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 6.890 đồng.
Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu TAR với giá mục tiêu 37.100 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.