Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

Minh Tuệ - Thứ bảy, 29/03/2025 19:38 (GMT+7)

(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana mới đây công bố kết quả của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới.

Theo phân tích, lượng rác thải nhựa khổng lồ này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và môi trường nước ngọt.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh đang có những lo ngại ngày càng tăng về rủi ro đối với sức khỏe con người do sự phát tán vi nhựa như gây bệnh ung thư, vô sinh, bệnh tim mạch… Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển. Cùng với đó, hệ thống tái chế kém hiệu quả, khiến lượng rác thải nhựa không được thu gom đúng cách.

Trước đó, một nghiên cứu được đăng trên trang chủ của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cũng cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Theo đó 12 tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan khoa học quốc gia của Úc và CSIRO, đã lần đầu tiên đưa ra định lượng trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm nhựa.

Dựa trên dữ liệu từ chương trình theo dõi rác thải nhựa kéo dài 5 năm tại 84 quốc gia trên thế giới, nghiên cứu chỉ ra Công ty Coca - Cola của Mỹ là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất, chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Tiếp theo đó là Tập đoàn PepsiCo, chiếm 5%; Nestle của Thụy Sĩ và Công ty thực phẩm Danone của Pháp đều chiếm 3%. Trong khi đó, 13 công ty khác gây ra ít nhất 1% ô nhiễm là nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc lá.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng lượng ô nhiễm nhựa có thương hiệu và không thương hiệu ngoài môi trường ở mức gần tương đương nhau.

Ngoài ra, báo cáo của Break Free From Plastic trước đó cũng cho thấy các quốc gia Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka thải nhựa nhiều nhất vào đại dương, nhưng "nguồn gốc của phần lớn nhựa gây ô nhiễm này ở châu Á lại thực sự là các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại châu Âu và Hoa Kỳ".

Báo cáo cũng một lần nữa khẳng định Coca-Cola, PepsiCo và Nestle chịu trách nhiệm cho hầu hết các mảnh nhựa được thu thập. Những công ty khác trong 10 công ty gây ô nhiễm hàng đầu bao gồm: Mondelez International, Unilever, Mars, P&G, Colgate-Palmolive, Philip Morris và Perfetti Van Mille.

"Tái chế nhựa sẽ không bao giờ tạo ra tác động đáng kể đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa”, bà Emma Priestland, điều phối viên chiến dịch toàn cầu của Break Free From Plastic, chia sẻ. Bởi nhựa vốn không được sản xuất để tái chế vô thời hạn và dù ở hình thái nào thì cuối cùng nó vẫn có tác động xấu với môi trường.

Vì vậy, bà cho hay các nhãn hàng cần cố gắng hơn nữa trong việc giảm thiểu lượng nhựa sử dụng trong khâu sản xuất và tìm kiếm những giải pháp để thay thế hoàn toàn nhựa, hướng tới một môi trường thực sự xanh.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu các doanh nghiệp không thay đổi mô hình sản xuất, thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Tài chính xanh  - 7h
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.
Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.

Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết

Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết

(VNF) - Gây tác động tiêu cực đến môi trường, từ đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ô nhiễm nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi các giải pháp hiệu quả từ cấp cá nhân, cộng đồng đến chính phủ và doanh nghiệp.

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

Ý kiến ( )
Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

(VNF) - Hà Nội và TP. HCM được yêu cầu thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng, tổ chức các biện pháp điều tiết phương tiện giao thông hợp lý, thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ, nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu giải pháp về khu vực phát thải thấp tại địa phương, triển khai khi có đủ điều kiện

Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa

Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa

(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy

Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh

Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh

(VNF) - Theo các chuyên gia, bên trong một công trình xanh, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Các vật liệu này phải đảm bảo các yếu tố như là tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên…