Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều nay (6/11), Quốc hội đã tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Đại biểu Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai) đã chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về các vấn đề liên quan đến điện mặt trời gồm: vỡ quy hoạch điện 7, cơ sở của mức giá 9,3 cent và sự quá tải của hệ thống lưới điện.
Trả lời đại biểu Hà, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải thích sở dĩ số lượng dự án điện mặt trời vượt quy hoạch là do tại thời điểm phê duyệt quy hoạch điện 7 (năm 2017), Bộ Công Thương chưa dự kiến được sự phát triển của loại hình này.
“Thời điểm đó, công nghệ cũng như các điều kiện phát triển điện mặt trời không đủ để tạo đột biến”, ông Tuấn Anh nói.
Đối với mức giá 9,35 cent/kWh, ông Tuấn Anh cho hay để xây dựng mức giá này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị tư vấn quốc tế, nghiên cứu công nghệ và đối chiếu với tình hình thực tế của Việt Nam.
Ông Tuấn Anh cũng nhấn mạnh rằng sở dĩ phải đưa ra mức giá ưu đãi đó, vì giai đoạn trước, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu điện rất lớn vào năm 2019 – 2020.
“Điện mặt trời, điện gió được xem là một nguồn bổ sung đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Trên thực tế, với mức giá 9,35 cent/kWh được duy trì đến hết 30/6/2019, ta đã có 4.900MW điện mặt trời hoàn tất, đi vào vận hành, đóng góp lớn cho nguồn điện cả nước”, ông Tuấn Anh thông tin.
Người đứng đầu Bộ Công Thương thừa nhận sự phát triển quá nhanh của điện mặt trời đã kéo theo hệ lụy là sự quá tải của hệ thống truyền tải điện. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ, xin bổ sung 15 dự án đường dây, trạm biến áp.
Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, cộng với luật pháp quy định truyền tải điện là lĩnh vực độc quyền nhà nước, nên các dự án truyền tải không theo kịp tốc độ phát triển của các dự án điện mặt trời.
“Sự tập trung quá lớn dự án điện mặt trời ở các tỉnh có bức xạ cao như Ninh Thuận, Bình Thuận, cộng với sự thiếu chủ động của Bộ Công Thương trong dự báo, triển khai các biện pháp cần thiết nên dẫn đến các dự án điện mặt trời không giải tỏa hết công suất”, ông Tuấn Anh thừa nhận trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Ông cho biết hiện công suất giải tỏa của các dự án điện mặt trời chỉ đạt 30%- 40%. Tuy nhiên, ông cho rằng đến năm 2020, với nỗ lực chung và các giải pháp công nghệ, tỷ lệ giải tỏa công suất của các dự án điện mặt trời có thể lên đến 60 – 70%.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (đoàn Ninh Bình), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng việc phê duyệt các dự án điện mặt trời có những nguyên tắc cụ thể. Một là dự án phải có thẩm định của địa phương về sử dụng đất, hai là có ý kiến xác nhận của Tổng công ty truyền tải điện (thuộc EVN) về phương án đấu nối và khả năng đấu nối, ba là năng lực của chủ đầu tư; ngoài ra còn có một số tiêu chí kỹ thuật khác. Tuy vậy, ông Tuấn Anh thừa nhận: "Thời gian qua, cũng có sự lúng túng, bất cập trong phối hợp của các cơ quan. Tôi nhìn nhận trách nhiệm chưa tổ chức thực hiện đầy đủ, bao quát, dự báo trước để có đối sách, giải pháp quyết liệt, nhất là trong việc xây dựng hệ thống truyền tải". |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.