Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Hệ sinh thái khởi nghiệp & đổi mới sáng tạo thế giới chịu ảnh hưởng mạnh
Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo mở BambuUP dưới sự bảo trợ của Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC) và Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC) vừa công bố “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2023”.
Đây là năm thứ 3 báo cáo được thực hiện, với cấu trúc mới và diện mạo mới; tiếp tục là cơ sở dữ liệu toàn diện, uy tín, khắc họa toàn cảnh hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam trong năm 2023.
Theo báo cáo chỉ ra, tính đến tháng 8/2023, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp toàn cầu trị giá 187,6 tỷ USD, giảm 46,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trung bình mỗi tháng 23,4 tỷ USD được đầu tư cho startup, sụt giảm rõ rệt so với 37 tỷ USD/tháng của năm 2022.
Tốc độ tăng trưởng kỳ lân cũng đã giảm mạnh, chỉ tăng 8,5% (từ 2022 đến 2023) so với 67% (từ 2021 đến 2022) và 80% (từ 2020 đến 2021). Số lượng kỳ lân mới trung bình hằng tháng của năm 2023 cũng đánh dấu mốc thấp nhất trong vòng hơn 4 năm qua (tổng hợp từ StartupBlink, Crunchbase, CBInsights)
Trong năm 2023, phần mềm & dữ liệu tiếp tục là lĩnh vực được lựa chọn nhiều nhất để các nhà sáng lập thành lập ra các công ty khởi nghiệp mới, chiếm tỷ lệ 31,95%. Các lĩnh vực phổ biến ngay sau lần lượt là Healthtech (12,83%) và Fintech (10,43%). Ngành thương mại điện tử & bán lẻ và công nghệ xã hội & giải trí tỏ ra kém hấp dẫn hơn với startup. Các startup trong 2 lĩnh vực này đã giảm so với năm 2022, từ 9,76% còn 9,47% cho ngành thương mại điện tử & bán lẻ và 10,38% còn 9,74% cho ngành công nghệ xã hội & giải trí.
Năm vừa qua đánh dấu sự suy giảm của các hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu, gây ra bởi những sai lầm trong chính sách của những thành phố lớn của từng quốc gia. Ví dụ điển hình nhất là Trung tâm đổi mới sáng tạo San Francisco, đã trở nên tương đối đắt đỏ và thiếu an toàn. London, hệ sinh thái xếp thứ 3 toàn cầu, cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng hậu Brexit. Sự phát triển của Bắc Kinh và Thượng Hải trong những năm qua đều bị hạn chế bởi sự cô lập của Trung Quốc khỏi hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và các chính sách trừng phạt của chính phủ đối với các tập đoàn công nghệ lớn.
Mảng sáng tối từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, cần có một cú hích
Bên cạnh những khó khăn chung của tình hình thế giới, Việt Nam vẫn có không ít điểm sáng trong bức tranh chủ đạo của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở.
Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (GII 2023) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2022, đạt xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.
Với xếp hạng 46/132 trên Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, Việt Nam đang duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, xếp sau Ấn Độ. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp sau Singapore (5), Malaysia (36) và Thái Lan (43).
Theo WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua và cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, phương diện đầu tư vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Mức đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) so với GDP của hệ sinh thái Việt Nam vẫn còn thấp và có xu hướng giảm. Năm 2023, con số được ghi nhận về mức đầu tư R&D so với GDP của Việt Nam là 0,4%, thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 66 toàn cầu, giảm 7 bậc so với năm ngoái, xếp hạng thấp hơn cả xếp hạng của năm 2021.
Trong khi đó, các nước trong cùng khu vực đã có sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư vào hoạt động này, và nhanh chóng vươn lên trên bảng xếp hạng năm 2023 như: Thái Lan: 1,3% (tăng 4 hạng), Singapore 2,2% (tăng 3 hạng), Malaysia 1%. Nhìn vào con số này, chúng ta nhận thấy điểm tương đồng giữa việc đầu tư vào R&D của một quốc gia so với mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia đó.
Doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều trở ngại khi đổi mới sáng tạo. 75% doanh nghiệp được khảo sát trong báo cáo khẳng định rằng việc chưa được nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới sáng tạo mở dẫn đến động lực hiện thực hóa chưa rõ ràng.
Trong bối cảnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy sự thay đổi về ưu tiên thực hiện đổi mới sáng tạo mở giữa các lĩnh vực hoạt động. Cụ thể, lĩnh vực marketing & bán hàng được 73% số doanh nghiệp khảo sát lên kế hoạch thực hiện đổi mới sáng tạo ở trong tương lai, tăng 48% so với năm 2022. Trong khi đó, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) tuy vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.