Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau khi có quyết định chấm dứt hoạt động dự án King Palace, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành họp, xem xét phương án hoàn trả cho Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt các chi phí đầu tư dự án King Palace.
"Chủ đầu tư sẽ chứng minh các công trình đã đầu tư tại dự án King Palace, sau đó các sở, ban, ngành sẽ họp, rà soát lại cụ thể bao nhiêu tiền để trả lại", một lãnh đạo Sở Tài chính Lâm Đồng trả lời báo giới.
Động thái này của chính quyền tỉnh Lâm Đồng dựa trên kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 929 ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn Lâm Đồng.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc giao, thuê đất, thuê rừng không đưa vào sử dụng, để xảy ra lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, không chấp hành nghĩa vụ tài chính… nhưng chậm hoặc chưa bị xử lý trên địa bàn tỉnh.
Dự án King Palace là một trong số ba dự án bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất do có vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu thuê lại Dinh I và các biệt thự, đất trong khuôn viên thì xác định lại giá, cho thuê tài sản theo đúng quy định, tránh làm thất thu ngân sách nhà nước...
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Dinh I là một trong những công trình nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt, là tổng hành dinh của Bảo Đại trong thời kỳ ông làm Quốc trưởng (1949-1955). Năm 1956, Dinh I trở thành dinh thự riêng của Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được sử dụng làm nơi nghỉ mát cho các nguyên thủ đến năm 1975.
Những năm sau đó, do nhiều lý Dinh I Đà Lạt bị xuống cấp trầm trọng có nguy cơ sập đổ. Cũng một thời gian dài liên doanh với nước ngoài khai thác kinh doanh du lịch, tuy nhiên không hiệu quả. Sau đó, Dinh I bị đóng cửa, bỏ hoang nên tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng.
Ngày 16/7/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký Quyết định số 1506/QĐ-UBND về việc thu hồi toàn bộ tài sản khu Dinh I, đường Trần Quang Diệu, phường 10, thành phố Đà Lạt và giao cho UBND thành phố Đà Lạt quản lý.
Cũng theo quyết định này, UBND tỉnh giao UBND thành phố Đà Lạt quản lý tài sản được giao nêu trên; xây dựng giá cho thuê nhà, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; đề xuất hướng xử lý đối với tài sản khác nhận bàn giao nêu trên.
Đồng thời tiến hành lập thủ tục ký hợp đồng cho thuê nhà thuộc khu vực nêu trên với Công ty Hoàn Cầu để quản lý, sử dụng theo quy định.
Sau khi có quyết định thu hồi trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Dinh I Đà Lạt cho Công ty Hoàn Cầu đầu tư sửa chữa nhằm khai thác kinh doanh du lịch. Doanh nghiệp này đã bỏ ra 100 tỷ đồng tiến hành tu sửa, khôi phục lại hiện trạng kiến trúc ban đầu và mở cửa đón khách du lịch vào tháng 9/2015.
Cũng vào năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty Hoàn Cầu Đà Lạt đầu tư thêm 700 tỷ đồng để nâng cấp, trùng tu Dinh I thành khu nghỉ dưỡng cao cấp với dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp (King Palace). Dự án trên có diện tích gần 18,2ha.
Theo đó, ngoài việc nâng cấp các hạng mục gồm tòa nhà Dinh I, các biệt thự, khu nhà đón tiếp và khuôn viên, còn được xây dựng thêm khu nghỉ dưỡng cao cấp trên diện tích rừng cảnh quan với khách sạn từ 150-200 phòng, khu nhà hàng, hội nghị từ 500-800 chỗ, 27 căn biệt thự các loại...
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, việc UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Hoàn Cầu thuê nhà, đất Dinh I để thực hiện dự án King Palace trong khi không có trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 là vi phạm Luật Đất đai.
Bên cạnh đó, việc cho thuê nhà đất tại Dinh I và các biệt thự trên khuôn viên đất 1,86 ha không thông qua đấu giá là vi phạm Nghị định 52/2009 - tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo phương thức đấu giá, giá cho thuê là giá trúng đấu giá.
Về Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt (viết tắt là Hoàn Cầu Đà Lạt) là thành viên thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Hoàn Cầu. Hoàn Cầu Đà Lạt được thành lập vào ngày 16/5/2014, trước thời điểm UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 1506/QĐ-UBND về việc thu hồi toàn bộ tài sản khu Dinh I như đã đề cập phía trên. Trụ sở chính doanh nghiệp cũng đặt ngay ở vị trí dự án.
Vốn sáng lập của Hoàn Cầu Đà Lạt là 100 tỷ đồng, do Công ty TNHH Hoàn Cầu sở hữu 70% vốn. Đầu tháng 10/2018, Hoàn Cầu Đà Lạt đánh dấu bước chuyển mình sau khi Công ty TNHH Hoàn Cầu rút toàn bộ vốn, thay vào đó là sự xuất hiện của Công ty TNHH Đầu tư Quốc Ngân Anh - tổ chức nắm 4,5% vốn doanh nghiệp, ngang ngửa với cổ đông Công ty Cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn.
Theo thông tin mà VietnamFinance có được, tình hình kinh doanh của Hoàn Cầu Đà Lạt khá mờ nhạt trong những năm gần đây.
Với ngành nghề kinh doanh chính (theo giấy đăng ký) là dịch vụ lưu trú ngắn ngày, Hoàn Cầu Đà Lạt chỉ ghi nhận doanh thu thuần trên dưới 10 tỷ đồng trong suốt 5 năm trở lại đây (2016-2020), cụ thể lần lượt đạt 8 tỷ đồng, 10,8 tỷ đồng, 17,5 tỷ đồng, 17,6 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.
Dưới áp lực của chi phí lãi vay lên tới 62,8 tỷ đồng, doanh nghiệp đã lỗ sau thuế 41,8 tỷ đồng vào năm 2016. Nhờ nguồn thu nhập khác, Hoàn Cầu Đà Lạt có lãi 2,5 tỷ đồng ở năm kế tiếp, song tiếp tục chịu lỗ 11,6 tỷ đồng ở năm 2018 cho dù doanh thu vẫn tăng trưởng.
Kịch bản này tiếp tục lặp lại ở năm 2019 và 2020, khi mà Hoàn Cầu Đà Lạt lần lượt có lãi 3,1 tỷ đồng và thua lỗ 3,4 tỷ đồng. Nhìn chung, bình quân giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp đã lỗ lũy kế hơn 51 tỷ đồng, một con số đáng thất vọng.
Liên tục thua lỗ đã khiến ăn mòn vốn chủ sở hữu của Hoàn Cầu Đà Lạt. Xét riêng năm 2020, so với mức vốn điều lệ 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đang thấp hơn gần 20 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm. Trong khi đó, doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao, với nợ phải trả lên đến 675 tỷ đồng, cao gấp 8,4 lần vốn chủ sở hữu.
Hoàn Cầu Đà Lạt không có nợ vay ngắn hạn, tính đến cuối năm 2020, nợ vay dài hạn chiếm 180 tỷ đồng trong tổng khối nợ phải trả, chủ yếu còn lại là các khoản nợ ngắn hạn.
Đi kèm khối nợ "khủng" của doanh nghiệp là các rủi ro về tài chính. Ngoài tình hình làm ăn bết bát, một trong những chỉ tiêu đo lường sức khỏe là khả năng thanh toán ngắn hạn cũng đang cho thấy tín hiệu đáng báo động tại Hoàn Cầu Đà Lạt.
Theo đó, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp là 0,83 lần, nôm na là chỉ có 0,83 đồng tài sản hiện hành trên mỗi 1 đồng nợ. Điều này có thể gây lo ngại đối với các đối tác, nhà cung cấp của Hoàn Cầu Đà Lạt.
Đáng chú ý, tương tự Hoàn Cầu Đà Lạt, Công ty TNHH Hoàn Cầu cũng đang trên đà "lao dốc" khi 4 năm liên tiếp không có lãi, cùng với khối nợ lên tới vài nghìn tỷ đồng...
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.