Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã chính thức giới thiệu ứng dụng TPBank QuickPay, cho phép việc thanh toán và chuyển tiền một cách rất đơn giản qua những chiếc điện thoại thông minh. Đây là một ứng dụng trên điện thoại di động và máy tính bảng chạy hệ điều hành iOS hay Android, cho phép thanh toán hay chuyển tiền cho nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua mã QR.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc của TPBank chia sẻ tại buổi lễ ra mắt ứng dụng này rằng, ứng dụng này cũng sẽ mang lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đi chợ, mua sắm, đi nhà hàng, uống café hoặc đi taxi.
"Với cách sử dụng ứng dụng đơn giản, bất kỳ ai dù già hay trẻ, rành công nghệ hay không đều có thể dễ dàng sử dụng, lại hoàn toàn miễn phí như vậy thì chắc chắn phạm vi áp dụng trong đời sống hàng ngày sẽ rất rộng rãi và nhờ vậy, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ trở nên hết sức phổ biến, giúp tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội, theo đúng định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước", ông Hưng cho biết.
TPBank kỳ vọng ứng dụng thanh toán mới trên điện thoại di động sẽ giúp ngân hàng giữ chân những khách hàng đã có và thu hút thêm những khách hàng mới, đặt biệt là những khách hàng trẻ có cuộc sống dựa vào những công nghệ trên điện thoại di động ngày càng nhiều.
Sự phát triển của những chiếc điện thoại thông minh Samsung, iPhone…đã thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng và có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, TPBank không phải là ngân hàng duy nhất nắm bắt lấy xu thế công nghệ tài chính di động này. Các ngân hàng khác như VIB, Vietcombank, BIDV, Samcombank, Techcombank…đều đã cho ra mắt các ứng dụng thanh toán qua điện thoại di động riêng của mình. Những chiếc điện thoại di động thông minh thực tế đang trở thành "sàn đấu" mới của các ngân hàng nhằm giữ khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới trong tương lai.
Ngay sau một tháng TPBank ra mắt ứng dụng TPBank QuickPay, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã giới thiệu tới khách hàng ứng dụng MyVIB-Social KeyBoard. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể thực hiện thao tác chuyển từ từ tài khoản VIB cho người khác trong khi vẫn đang "chat" trên điện thoại mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng "chat".
"Phát triển Mobile Banking là một trong những ưu tiên của VIB trong thời gian tới, vì ngày càng có nhiều người "đang sống và làm việc cùng với điện thoại thông minh", ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Công nghệ thông tin của VIB, cho biết tại cuộc hội thảo về tương lai ngành ngân hàng Việt Nam do tạp chí The Asian Banker tổ chức tháng Một vừa qua.
Ông Minh kể lại rằng khi nhìn vào con số thống kê có hơn 90% số người sử dụng điện thoại thông minh là dưới 40 tuổi, và 70% trong số đó dùng điện thoại để "chit chat", VIB đã hợp tác với một công ty công nghệ tài chính để tạo ra ứng dụng MyVIB-Social KeyBoard nhằm tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng.
Trong hai năm qua, số lượng khách hàng của VIB sử dụng Internet Banking và Mobile Banking lên 4,5 lần, cho thấy chiến lược tập trung vào công nghệ số của ngân hàng này là đúng đắn. Có tới 75% lượng giao dịch qua VIB hiện nay được thực hiện qua các kênh trực tuyến, trong khi kênh giao dịch truyền thống chỉ chiếm 25% còn lại.
Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đều có chung nhận định rằng tốc độ phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ di động, đã thay đổi thói quen của khách hàng theo hướng muốn sử dụng những dịch vụ thuận tiện, đơn giản và dễ dàng hơn.
Khách hàng, đặc biệt là những người trẻ ở các đô thị lớn, không còn muốn phải mang theo lượng tiền mặt lớn và họ muốn mọi hoạt động của họ đều được thực hiện qua chiếc điện thoại thông minh. Chính vì vậy, ngân hàng nào chậm chân trong lĩnh vực Mobile Banking, ngân hàng đó sẽ tự đánh mất dần đi lượng khách hàng của mình.
Ứng dụng Mobile Banking hiện được nhiều ngân hàng tập trung phát triển nhất là thanh toán trực tuyến qua mã QR. Hiện tại đã có 12 ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, NCB, TPBank... tham gia vào triển khai áp dụng mã QR thông qua dịch vụ Mobile Banking. Trong khi TPBank có QuickPay, VIB có MyVIB-Social KeyBoard, thì BIDV có BIDV Smart Banking, còn Vietcombank có VCB-mobile b@nking.
Nhưng không chỉ dừng ở việc tự phát triển ứng dụng Mobile Banking, các ngân hàng cũng đang nhanh chân thu hút khách hàng cá nhân qua các ứng dụng của các công ty Fintech khác. Sự tham gia của Samsung với ứng dụng SamsungPay không chỉ tạo thuận lợi cho những người sử dụng điện thoại Samsung, mà còn là cơ hội tuyệt vời cho các ngân hàng quảng bá về khả năng thanh toán di động của những chiếc thẻ ATM vốn xưa nay chỉ dùng để rút tiền mặt là chính.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tin rằng, các ngân hàng trong nước đều đã cảm nhận được sức nóng cạnh tranh đến từ phía các công ty công nghệ tài chính (fintech), và cả các ngân hàng đối thủ. Chính vì vậy, cuộc chiến về công nghệ của các ngân hàng, đặc biệt là công nghệ Mobile Banking đang ngày càng nóng hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.