Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lãi suất cho vay lên mức 15-16%/năm
Cuộc đua thu hút tiền gửi tiếp tục nóng lên khi một số ngân hàng nâng lãi suất huy động vượt mốc 10%/năm. So với hồi đầu năm, lãi suất huy động hiện được nới thêm 2-3 điểm %.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi không ngừng tăng, đẩy lãi suất vay lên cao. Các ngân hàng đang cho vay với mức lãi suất trung bình 12-14%/năm. Thậm chí, một số ngân hàng có lãi suất cho vay ở kỳ hạn 12 tháng tới 15-16%/năm.
Như vậy, mặt bằng lãi suất cho vay hiện tăng khoảng 2-4% so với đầu năm. Hiện lãi suất cho vay mua nhà, mua xe phổ biến từ 12,5-15%/năm. Lãi suất với các khoản vay tiêu dùng dao động từ 12-15%/năm. Còn lãi suất phục vụ sản xuất, kinh doanh trong khoảng 8-12%/năm tùy từng nhóm khách hàng và mục tiêu vay vốn.
Lý giải đà tăng mạnh của lãi suất cho vay, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay tăng trở lại, chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng và lãi suất tiền gửi có xu hướng đi lên.
Tuy nhiên, lãi suất cho vay tăng nhanh gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp và người đi vay. Nhiều người vay mua xe, mua nhà đang lo lắng khi lãi suất cho vay tăng nhanh khiến số tiền phải trả gốc và lãi hàng tháng vượt quá khả năng chịu đựng.
Lãi suất cao nhưng việc vay vốn không dễ dàng khi việc kiểm soát tín dụng rất sát sao. Giai đoạn này, nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng, khó đẩy mạnh cho vay. Người vay phải chờ sang đầu năm 2023 mới mong được giải ngân.
Nhân viên tín dụng tại một ngân hàng cho biết, lãi suất vay mua nhà trong tháng 11/2022 của nhà băng này là 15%/năm cố định trong năm đầu tiên. Sau 1 năm ưu đãi, lãi suất là 16,4%/năm. Nhưng hiện khách vẫn phải chờ giải ngân do ngân hàng đang hết hạn mức tín dụng.
Ngoài lãi suất cao, người vay có thể thì còn phải chịu khoản "bia kèm lạc". Nhiều khách vay muốn được giải ngân sớm thì phải mua thêm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Tình trạng lãi suất tăng cao đang ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dù lợi nhuận giảm sút, nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất lên đến 15%/năm để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới hoặc duy trì hoạt động hiện tại.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ không dám vay vốn vì lãi suất cao. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận từ chối bớt các đơn hàng, không dám mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đại diện một doanh nghiệp may mặc tại Hà Nội cho biết, mức lãi suất mà doanh nghiệp này phải trả cho ngân hàng hiện đã lên tới 14-15%/năm, trong khi năm trước chỉ 11-12%/năm. Vị này lo lắng năm sau lãi suất có thể còn tăng tiếp.
Khi nào lãi suất cho vay hạ nhiệt?
Theo các chuyên gia tài chính, áp lực tăng lãi suất cho vay sẽ chưa thể hạ nhiệt trong ngắn hạn, thậm chí vẫn có khả năng tăng thêm. Doanh nghiệp và người dân vay tiền ngân hàng cần tính toán, cân đối chi phí để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng lãi suất cho vay đang tăng quá cao, vượt ngưỡng an toàn tài chính của nhiều người. Nếu có nhu cầu vay mua nhà, mua xe, người vay nên tính toán khả năng chi trả theo lãi suất thả nổi, không dựa vào lãi suất ưu đãi bởi khoảng cách chênh lệch giữa ưu đãi và thả nổi đang rất cao.
Thông thường, sau khi hết thời kỳ tính theo lãi suất ưu đãi, các ngân hàng sẽ tính lãi suất cho vay theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3-4%. Theo nhiều chủ doanh nghiệp, biên độ 3-4% là quá cao, khiến họ không kịp điều chỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Song hiện đã xuất hiện một số dấu hiệu tích cực về việc giảm lãi suất cho vay. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu giảm lãi suất cho vay, mới đây, 3 ngân hàng đầu tiên đã công bố giảm lãi suất cho vay.
Theo đó, Vietcombank giảm tới 1% lãi suất cho vay dịp cuối năm cho hơn 175.000 khách hàng đang vay vốn tại ngân hàng này. Ngân hàng HDBank cũng giảm lãi vay cho khoảng 43.000 khách hàng từ nay đến cuối năm, với mức giảm 0,5-3,5%/năm.
Còn Agribank giảm 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 30/11/2022. Với dư nợ phát sinh từ ngày 1-31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.
Đây được xem là tín hiệu khả quan, giúp hạ nhiệt áp lực về lãi vay. Mức giảm lãi suất cho vay càng có ý nghĩa hơn khi được áp dụng vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao.
Việc giảm lãi suất cho vay có thể chưa ngay lập tức diễn ra đồng loạt. Nhưng khi những ngân hàng đầu tiên điều chỉnh lãi vay sẽ tạo "hiệu ứng domino", tăng sức cạnh tranh cho các nhà băng khác. Từ đó, có thể giúp hạ nhiệt cơn nóng lãi suất trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong thời gian tới, lãi suất cho vay sẽ có nhiều dư địa để điều chỉnh giảm khi tỷ giá USD/VND đã dần ổn định những ngày qua và lãi suất liên ngân hàng cũng không còn quá căng thẳng.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, lãi suất cho vay hết quý I/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.