'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Biến động tỷ giá USD/VND đang có dấu hiệu ổn định sau quãng tăng mạnh. Giá USD trong ngân hàng lẫn thị trường tự do những ngày qua đều giảm trong bối cảnh nguồn cung dồi dào hơn.
Trong vòng 3 tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ tỷ giá bán USD lần thứ 3, về mức 24.840 VND.
Tương tự, giá USD giao ngay trên thị trường liên ngân hàng cũng bớt "nóng". Tính chung trong tuần trước, giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã giảm tới hơn 80 VND/USD.
Bên cạnh đó, NHNN cũng liên tục giảm tỷ giá trung tâm. Ngày 29/11, tỷ giá trung tâm ở mức 23.667 đồng, giảm 8 đồng sau hơn một tuần.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh giảm. Một số ngân hàng thương mại ngày 29/11 giảm mạnh giá mua vào trong khi giá bán vẫn ở mức trần hoặc sát giá trần trong ngày. Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng ngày 29/11 ở mức 24.600 – 24.850 đồng/USD.
Trong khi đó, chênh lệch giữa tỷ giá tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do không có nhiều sự khác biệt. Giá USD chợ đen đã giảm sâu xuống dưới mốc 25.000 đồng/USD.
Tại cuộc họp ngày 23/11, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã xác nhận về những rủi ro mà việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. Giới chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất từ 0,75 điểm % xuống còn 0,5 điểm %, dần dần giảm xuống 0,25%.
Việc kỳ vọng Fed không tăng mạnh lãi suất dẫn đến đồng USD tiếp tục hạ nhiệt. Chỉ số USD-Index (đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên toàn cầu) đã giảm hơn 4% kể từ đầu quý IV/2022 sau khi đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trong tháng 9.
Ở trong nước, nguồn cung ngoại tệ đã phần nào được hỗ trợ khi giải ngân vốn FDI tăng tích cực. Giải ngân FDI trong 11 tháng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, cán cân thương mại thặng dư lớn trong khi kiều hối đang “vào mùa” cũng hỗ trợ tích cực cho tỷ giá trong nước.
Diễn biến tích cực từ thị trường quốc tế cùng với nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào góp phần giải tỏa bớt áp lực đến tỷ giá USD/VND trong nước.
TS. Cấn Văn Lực nhận định: áp lực tỷ giá USD/VND sẽ dịu dần. Trong năm 2023, mức độ mất giá của VND so với USD được kỳ vọng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với năm nay.
Còn TS Lê Xuân Nghĩa cho hay, tỷ giá USD/VND từ nay tới cuối năm sẽ không chịu quá nhiều sức ép như giai đoạn vừa qua. Sức ép tăng lãi suất của Fed giảm cộng với vốn FDI giải ngân tăng tốt và cán cân thanh toán thặng dư là cơ hội để Việt Nam giữ được tỷ giá hối đoái.
Trong báo cáo nhận định về diễn biến tỷ giá mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cho hay, trong những tháng cuối năm 2022, dự báo nguồn cung trên thị trường ngoại hối sẽ được bổ sung một lượng ngoại tệ từ kiều hối. Kỳ vọng dòng tiền từ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể phần nào giảm bớt áp lực cho tỷ giá USD/VND. Áp lực lên tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối năm 2023 khi Fed kết thúc lộ trình tăng lãi suất.
Áp lực lên lãi suất vẫn lớn
Trái với tỷ giá, lãi suất vẫn đang chịu áp lực tăng đáng kể. Trên thị trường liên ngân hàng, mặc dù trong tuần trước, NHNN bơm ròng khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản nhưng lãi suất liên ngân hàng đến ngày 28/11 vẫn được đẩy lên mức 5,88%/năm của kỳ hạn qua đêm.
Áp lực đối với lãi suất thị trường 1 vẫn còn khá cao. Từ cuối tháng 9 đến nay, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên cao. Hiện lãi suất huy động đã tăng khoảng 3,5-4 điểm % so với cuối năm 2021 cho kỳ hạn trên 6 tháng. Mức lãi suất huy động trên 10%/năm đã xuất hiện ở một số ngân hàng.
Các chuyên gia nhận định, mặt bằng lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo Công ty Chứng khoán SSI, dù mặt bằng lãi suất cao hơn trước rất nhiều nhưng áp lực tăng vẫn khá lớn. Bởi, tính đến cuối tháng 10/2022, chưa cho thấy sự cải thiện đáng kể trong chênh lệch huy động – tín dụng của nền kinh tế.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến cho vòng xoáy tăng lãi suất huy động tiếp diễn, kéo theo lãi suất cho vay tăng vượt qua mức trước đại dịch Covid-19.
Trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội chiều 28/10, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nói về lựa chọn giữa lãi suất và tỷ giá. Thống đốc cho biết, bối cảnh này phải tăng lãi suất điều hành để kiểm soát tỷ giá, bởi thị trường ngoại hối ổn định rất quan trọng với niềm tin nhà đầu tư. Trong ngắn hạn phải đánh đổi mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, đành chấp nhận tỷ giá tăng cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, NHNN nên ưu tiên hơn bài toán linh hoạt tỷ giá và cố gắng không tăng lãi suất, nếu tăng thì mức độ nhẹ nhàng để hỗ trợ doanh nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực chia sẻ, việc tỷ giá USD/VND bớt “nóng” trong bối cảnh chỉ số đồng USD có dấu hiệu tạo đỉnh và đang giảm sẽ là cơ hội để lãi suất không tăng thêm. Lãi suất của Việt Nam tăng tương đối nhanh trong khoảng 2 tháng qua. Song lãi suất không thể và không nên tăng nhanh và tăng mạnh quá trong thời gian tới. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không thể chịu được, cản trở đà phục hồi kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng: "Khi áp lực lạm phát, áp lực tỷ giá toàn cầu giảm dần, chúng ta không phải tăng lãi suất mạnh và nhanh như vậy”.
Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay, khi lãi suất cao gấp 3 lần lạm phát thì các doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Bây giờ, những căng thẳng về tỷ giá hối đoái đã giảm, cần tập trung cho thanh khoản và lãi suất.
Còn TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, tỷ giá hạ nhiệt sẽ làm giảm sức ép tăng lãi suất cho vay lên nền kinh tế bởi lạm phát trong năm nay vẫn được kiểm soát tốt. Khi tỷ giá bớt "nóng".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.