'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ đầu tháng 11/2022, với hình thức gửi tiết kiệm online, kỳ hạn 6 tháng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hiện có mức lãi suất cao nhất, lên tới 8,7%; tiếp theo là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) 8,5%/năm; Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương (SaigonBank) 8,3%/năm: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 8,2%/năm; Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) 8,1%/năm; Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) 8%,/năm; Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) 8%/năm...
Trong khi đó, bốn ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, lãi suất chỉ từ 6%-6,6%/năm. Cụ thể, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở mức 6,0%/năm; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) 6,1%/năm; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) 6,5%/năm và Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank) 6,6%/năm.
Với kỳ hạn 12 tháng, cao nhất thuộc về SCB với lãi suất 9,15%/năm; tiếp theo là NCB 8,75%/năm; KienlongBank 8,6%/năm; VietCapitalBank 8,6%/năm và SaigonBank 8,5%/năm. Còn 4 Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước lãi suất chỉ có 2 mức 7,4%/năm và 7,9%/năm.
Với gửi tiết kiệm tại quầy, kỳ hạn 6 tháng, SaigonBank có lãi suất cao nhất 8%/năm; NCB 8,75%/năm; Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) và Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) có lãi suất 7,6%/năm. Trong khi 4 Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, lãi suất chỉ từ 6-6,1%/năm.
Với kỳ hạn 12 tháng, cao nhất là SCB với 8,8%/năm; tiếp đến là Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) 8,5%/năm; SaigonBank 8,3%/năm; VietCapitalBank 8,2%/năm; NCB 8,1%/năm; MBBank, BacABank, VietABank 8%/năm…còn 4 Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước đều chung 1 mức lãi suất 7,4%/năm.
Với các kỳ hạn dài gửi online, tại một số ngân hàng TMCP nhỏ, lãi suất cũng đã được đẩy lên cao.
Chẳng hạn như tại SCB đang trả lãi suất cho các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng lên tới 9,3%/năm. Trong khi một số ngân hàng khác, lãi suất các kỳ hạn này cũng đã tăng lên đến 8,9%/năm.
Tính đến hiện tại, lãi suất huy động dành cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại nhiều ngân hàng đã tăng từ 2 - 3%/năm so với đầu năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 10/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 11,5% so với cuối năm 2021. Trong khi tốc độ huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Điều này đặt ra thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng thường tăng khi bước vào quý IV hàng năm, là thời điểm nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cao điểm Tết.
Điều đáng chú ý, dẫn đầu trong các đợt tăng lãi suất luôn là các ngân hàng quy mô nhỏ. Thậm chí, có ngân hàng còn mạo hiểm ‘vượt rào’ khi đưa ra mức 11% gây chú ý cho toàn thị trường.
Tiết lộ từ chính người trong giới và các chuyên gia, các ngân hàng TMCP nhỏ hiện đang trong tình trạng căng thẳng thanh khoản. Những ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao, chứng tỏ thanh khoản đang eo hẹp. Điều này cũng dễ hiểu khi trên thị trường, sự cạnh tranh không chỉ qua lãi suất mà bằng uy tín và hệ sinh thái dịch vụ khác mà các ngân hàng nhỏ luôn ở thế yếu hơn.
Thực tế, qua theo dõi biểu lãi suất của các ngân hàng có thể thấy sự phân hóa rất rõ rệt. Những ngân hàng nhỏ, danh tiếng thương hiệu hạn chế, mạng lưới phòng giao dịch ít, đang gặp khó khăn trong huy động vốn trên thị trường. Vì vậy, các ngân hàng này phải tăng lãi suất lên cao so với những ngân hàng có vốn Nhà nước, để tăng cường huy động vốn trong dân.
Mặc dù chiếm thị phần ít nhưng động thái của các ngân hàng nhỏ luôn là chỉ dấu kích động cuộc “chạy đua” tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng và hệ quả cuối cùng là gây áp lực lên lãi suất cho vay.
Thông thường các ngân hàng sẽ tính lãi suất cho vay theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3%-4%/năm.
Khảo sát tại một số ngân hàng TMCP nhỏ cho thấy với các khoản vay có tài sản đảm bảo của khách hàng, lãi suất cơ sở thấp nhất là 6%/năm dành cho kỳ hạn 1 tháng và cao nhất là 10,6%/năm dành cho kỳ hạn trên 5 năm.
Lãi suất cho vay trung dài hạn từ một số ngân hàng TMCP nhỏ hiện đã vượt trên 13%/năm. Đây là mức lãi suất rất cao trong hoàn cảnh doanh nghiệp khó khăn hiện nay.
Anh Nguyễn Ngọc Sơn, chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, doanh nghiệp đang có khoản nợ 3 tỷ đồng tại ngân hàng, hợp đồng vay của doanh nghiệp cứ 3 tháng phải tính lại và điều chỉnh lãi suất một lần, dựa trên lãi suất thị trường. Mới đây, ngân hàng đã thông báo mức lãi vay tăng từ mức 11%/năm lên 14%/năm.
Còn giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ở Hà Nội cho biết, món vay trước đây của ông tại một ngân hàng TMCP nhỏ, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất chỉ có 9,6%/năm. Nhưng bây giờ vay mới lãi suất là 13,6%/năm, tăng tới 4%/năm.
Lãi suất tăng là điều mà các doanh nghiệp lường trước nhưng mức điều chỉnh đến 3 - 4% là quá cao, khiến không ít chủ doanh nghiệp “sốc” và khiến cho họ không kịp điều chỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh. Lãi vay cao là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện không dám vay vốn. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận từ chối bớt các đơn hàng cũng như không dám mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vốn vay trung và dài hạn thấp mới khuyến khích khối doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất - kinh doanh. Sau nửa đầu năm 2022 với nền lãi suất khá thấp, doanh nghiệp đã dần hồi phục nên rất kỳ vọng lãi suất sẽ được tiếp tục ổn định để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế. Thế nhưng, từ tháng 9/2022 tình huống đã đảo ngược, liên tục tăng cao. Và xu hướng tăng lãi suất huy động được dự báo vẫn tiếp tục thì việc tăng lãi suất cho vay là điều khó tránh khỏi.
Từ giờ tới cuối năm, vẫn còn nhiều lo ngại về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng thêm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho tỷ giá, do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn còn kế hoạch tăng lãi suất. Công ty Chứng khoán SSI dự báo, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có thể tiếp tục tăng thêm 0,5 - 1%/năm nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lãi suất điều hành.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.