Lãi suất tăng cao, vay vốn khó khăn: Lo lắng viễn cảnh 2023
Ngọc Sơn -
27/11/2022 22:42 (GMT+7)
(VNF) - Các doanh nghiệp chưa kịp hồi sức sau đại dịch đã đối mặt với khó khăn khi tiếp cận vốn và lãi suất tăng cao. Rất nhiều chủ doanh nghiệp dự báo đà tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục, doanh nghiệp sẽ chịu chi phí vốn đắt đỏ, thậm chí không vay được vốn… Tình thế khó khăn sẽ kéo dài đến năm 2023. Điều đáng sợ là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đủ sức trụ đến lúc đó.
Các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn khi tiếp cận vốn
Lãi suất cao và không vay được vốn
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, các doanh nghiệp thành viên đã phản ánh về việc lãi suất vay vốn liên tục được điều chỉnh tăng. Mức phổ biến đã lên gần 12%, thậm chí có lãi suất cho vay đối với 1 số lĩnh vực thuộc diện hạn chế đã đến 13%. Đây là mức rất cao và dự báo sẽ còn tăng tiếp.
Bà Cao Minh Doanh - Giám đốc một doanh nghiệp chuyên gia công dệt may ở Gia Lâm - Hà Nội chia sẻ, sau nhiều nỗ lực, doanh nghiệp đã kết nối lại được các đơn hàng và đang cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Sau 1 vài đợt vay hồi giữa năm khá thuận thì gần 2 tháng nay dù đã “gõ cửa” nhiều ngân hàng nhưng đều gặp khó khăn.
Có ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay nhưng điều kiện vay vốn nâng lên so với trước đây vì room đã cạn nên phải xét duyệt rất gắt, doanh nghiệp của bà không đáp ứng được; có ngân hàng từ chối vì tạm dừng mở rộng tín dụng do cận room; có ngân hàng đồng ý cho vay nhưng lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp gia công như bà nếu vay vốn thì không còn có lãi.
Thiếu vốn khiến bà Doanh chỉ biết tiếc nuối những cơ hội qua đi và không biết bao giờ doanh nghiệp mới phục hồi được.
Anh Nguyễn Hoàng Minh, chủ một doanh nghiệp chuyên các sản phẩm sắt như: ban công, lan can, trang trí… phục vụ các công trình xây dựng, cho biết thị trường bất động sản khó khăn nên sản phẩm tiêu thụ rất chậm, doanh nghiệp cầm chừng suốt 1 năm qua.
Mới đây, anh nhận được đơn hàng gia công hàng nghìn sản phẩm cho dự án căn hộ lớn, doanh nghiệp cần vay vốn để nhập nguyên liệu và tuyển thêm nhân công nhưng đến đâu cũng đòi hỏi điều kiện ngặt nghèo, lãi suất thì rất cao. Doanh nghiệp của anh Minh rất cần đơn hàng này không phải để kiếm lãi mà chủ yếu để phục hồi sản xuất, có việc nuôi nhân công. Nhưng với lãi suất cao đến 12 - 13% khiến doanh nghiệp phải cân nhắc vì lãi vay ăn hết lợi nhuận.
Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra khỏi đại dịch khó khăn để phục hồi sản xuất. Vốn và tài sản tích lũy đã tiêu tán hết trong đại dịch nên gặp khó khi vay ngân hàng bởi tài sản thế chấp không còn, ngân hàng cũng không mặn mà cho vay với các doanh nghiệp đã thua lỗ 2 năm. Đã thế, lãi suất tăng cao trở thành một “đòn bồi” khiến doanh doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.
Phía ngân hàng cũng có lý do khi cho rằng, trong hoàn cảnh sau đại dịch nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn nhất là không còn tài sản thế chấp để vay khoản mới, hợp đồng mới không đảm bảo nguồn thu để trả nợ nên cho vay sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn. Hơn nữa, khi room tín dụng đã cạn, lãi suất tăng cao thì ngân hàng càng phải thận trọng.
Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã cố duy trì 1 nền lãi suất dễ chịu nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã không dễ dàng do vướng các điều kiện tín dụng. Đến nay, qua hai đợt tăng lãi suất huy động khiến lãi suất cho vay tăng cao thì cửa vay vốn ngân hàng càng thêm hẹp
Lường trước khó khăn năm 2023
Thông tin từ các doanh nghiệp cho biết đến nay, không ít ngân hàng đã cập nhật biểu lãi suất cho vay mới với mức tăng từ 0,5%-1,2% so với đầu tháng 10. Theo đó, lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho cá nhân đã tăng lên mức tối thiểu 11,5-13%/năm tại nhà băng tư nhân và khoảng 11,5-12%/năm tại khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu của làn sóng tăng lãi suất cho vay. Bởi vì, với đợt tăng lãi suất huy động mới nhất cuối tháng 10 lên đến 10% thậm chí 11% thì lãi suất cuối năm 2022 và đầu 2023 được dự đoán còn tăng nữa. Với lãi suất huy động trên 10% thậm chí 11%, nếu ước tính lãi suất cho vay thông thường theo công thức cộng thêm 4% thì tương lai gần lãi suất cho vay sẽ lên đến 14 - 15%.
Điều đáng lo hơn là cùng với lãi suất, doanh nghiệp còn đối mặt với giá xăng dầu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu đắt đỏ do lạm phát quốc tế và tỷ giá tăng… tình huống khó khăn vào cuối năm 2022 đã rõ và sẽ tiếp tục kéo dài qua năm 2023. Đây là nhận định được nhiều doanh nghiệp cho rằng là rất thực tế.
Đối với các doanh nghiệp ở lĩnh vực hạn chế tín dụng như bất động sản thì lãi suất đến nay đã sát 13%. Những doanh nghiệp đang dang dở dự án hàng trăm hay nghìn tỷ thực sự lao đao với khoản trả lãi mỗi kỳ. Lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng nhưng thị trường trầm lắng… khiến các doanh nghiệp nhìn viễn cảnh đầu năm 2023 với tâm trạng đầy lo lắng.
Không thể phủ nhận nỗ lực kìm lãi suất suốt một thời gian dài để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng và phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhưng dường như vấn đề hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vẫn trông chờ vào tiết giảm chi phí để hạ lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên, với tình thế hiện nay thì cách này không còn khả thi.
Trong khi đó, một hệ thống các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp dường như vẫn không phat huy tác dụng. Rất nhiều quỹ được thành lập theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ… Mà theo các chuyên gia, chúng ta lập ra rất nhiều quỹ, nhiều định chế, nhưng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thì không hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong tình thế hiện nay cần có cách để phá “thế” chỉ biết trông vào vốn ngân hàng bằng cách xây dựng các chính sách và thúc đẩy những loại hình cho vay mới, để lấp đầy khoảng trống tín dụng này. Hiện nay, các hình thức cho vay mới đang gia tăng, với các công ty tài chính công nghệ, ngân hàng thuần số. Tại Việt Nam, số lượng công ty fintech đã tăng nhanh, với các lĩnh vực hoạt động chính là thanh toán, chuyển tiền, cho vay, tài chính cá nhân… Điều này mang đến cho nhóm doanh nghiệp nhỏ nhiều cơ hội tiếp cận vốn tín dụng và dịch vụ mới.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
(VNF) - Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, với mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2024.
(VNF) - SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá .
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
(VNF) - Nhiều ý kiến lo ngại việc Tổng thống Trump áp thuế quan đối ứng lên tới 46% sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng - vốn luôn gắn liền với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc khu vực xuất khẩu.
(VNF) - Nam A Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay.
(VNF) - BIDV đã chính thức soán ngôi Agribank, trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam. Trước đó, Agribank luôn duy trì vị trí này trong nhiều năm.
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Toàn bộ các chỉ tiêu sau kiểm toán không thay đổi so với báo cáo ngân hàng tự lập đã công bố.
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HoSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cho biết cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Năm nay, bên cạnh kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao nhằm tăng vốn, nhiều ngân hàng dự kiến chi hàng nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
(VNF) - VCCI kiến nghị cần xem xét đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.
(VNF) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
(VNF) - Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.
(VNF) - Theo chuyên gia FPT Digital, công nghệ giúp tăng tốc độ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro, nhưng bài toán cân bằng giữa tự động hóa và yếu tố con người vẫn là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính.
(VNF) - Ngân hàng sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD đang tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD và vẫn đối mặt với nhiều áp lực. Giảm lãi suất là 'bài toán khó' với các ngân hàng. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.