Cựu Thủ tướng Malaysia 'hại nước' ra sao khi tiếp tay cho doanh nghiệp Trung Quốc?

Hồng Vân - 28/10/2018 14:26 (GMT+7)

Cựu Thủ tướng Najib Razak cùng đồng phạm là Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Nhà nước (1MDB), ông Irwan Serigar Abdullah vừa bị truy tố thêm 6 tội danh mới liên quan đến việc biển thủ 6,6 tỷ Ringgit (khoảng 1,58 tỷ USD) ngân sách Nhà nước.

VNF
Cựu Thủ tướng Najib Razak cho rằng mọi cáo buộc đều vô lý và nực cười.

Vụ việc này càng xác nhận thêm rằng cựu Thủ tướng và Chính phủ trước đây đã nói dối trắng trợn về khối lượng lớn bằng chứng bị rò rỉ bởi những người trong cuộc dũng cảm dám công khai.

Theo nguồn tin của tờ Sarawak Report, những bằng chứng này cũng chứng minh rằng cựu Thủ tướng Razak đã gây thiệt hại lớn quốc gia của mình và dâng nó cho quốc gia siêu quyền lực láng giềng là Trung Quốc. Do đó, cũng không có gì bất ngờ khi điều này sẽ khiến Malaysia trở thành một con nợ khiến phá hủy sự độc lập của đất nước.

Hồi năm 2016, tờ Sarawak đã công bố một thỏa thuận bí mật nằm sau sự lạm phát bất ngờ của ngân sách cho dự án Liên kết Đường sắt phía Đông khi tăng gấp đôi chi phí đề xuất ban đầu là 30 tỷ USD.

Cụ thể, thỏa thuận bí mật với Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) đã trình bày chi tiết về cả số lượng và ngày tháng liên quan đến vụ biển thủ quỹ đầu tư nhà nước 1MDB đã được che giấu thông qua những con số tăng cao không xác thực.

Chính phủ Trung Quốc sau đó đã gợi ý cho ông Najib khoản vay 2% và nhiều ưu đãi khác, sau khi ủy viên của ông Najib, Jho Low thay mặt ông thương thảo các điều khoản tại Bắc Kinh.

Và, như những bằng chứng cho thấy, Jho Low đã sử dụng thỏa thuận này để mua cổ phần trong các công ty mà ban đầu ông này mua bằng tiền biển thủ của quỹ 1MDB.

Cựu Thủ tướng Najib và các bộ trưởng của ông, kể cả Bộ trưởng Bộ Công trình, Fadillah Yusof (anh trai của Bustari Yusof, một tay sai quan trọng của ông Najib và cũng là một trong những người nhận khoản tiền lớn chuyển từ quỹ 1MDB) đã tuyên bố chuyện này hoàn toàn vô lý.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài tuần sau, ông Najib đã đến thăm Trung Quốc và ký hợp đồng có các điều khoản y như những gì tờ Sarawak Report đưa tin về dự án đường sắt đắt tiền mà các chuyên gia dự đoán không bao giờ kiếm được lợi nhuận cho Malaysia.

Và trong tuần này, theo các cáo buộc mới, Ủy ban chống tham nhũng của Malaysia (MACC) nói rõ rằng, số tiền dùng để trả khoản vay của quỹ 1MDB đã được rót vào dự án như tờ Sarawak đưa tin. Bên cạnh đó, các dự án đường ống đội vốn ở phía đông Malaysia cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.

Số tiền mặt còn lại của quỹ này cũng đã đã bị bòn rút khi ông Najib lệnh cho Ngân hàng Negara mua lại những mảnh đất không cần thiết. Thậm chí, ông Najib còn đáng hổ thẹn hơn khi trộm cắp tiền từ BRIM, các khoản thanh toán để giảm bớt khó khăn cho người nghèo.

Hơn nữa, cựu Thủ tướng của Malaysia còn dùng quỹ BRIM để làm nhiễu loạn phiếu bầu cử. Đặc biệt đáng chú ý là ông đã chuẩn bị biển thủ quỹ này để bù cho khoản lỗ lớn trong quỹ 1MDB. Ví như để trả cho sản phẩm Wolf của con trai ông ở Phố Wall và khoản thanh toán khổng lồ của Jho Low vào khoảng một phần tư tỷ USD để mua một trong những siêu du thuyền lớn nhất thế giới.

Thế nhưng hiện nay, luật sư của cựu Thủ tướng (ông Shafee Abdullah, chính ông này cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc rửa tiền từ 1MDB và trốn thuế) cho rằng những cáo buộc này rất nực cười.

Theo tờ Sarawak Report, rất ít người Malaysia nhận ra một trò nực cười khi số tiền chính thức cáo buộc là bị ông Najib chiếm đoạt đã tăng thêm đáng kể từ con số 6,6 tỷ Ringgit lên 9 tỷ Ringgit, và sẽ còn tăng thêm.

Xem thêm >> IDI lãi trước thuế 505 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Dân Trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.