'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Từ nhu cầu chữa bệnh cảm cho con bằng việc phối hợp các bài thuốc nam với nhau, chị Ngô Thị Lộc (SN 1992, ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã tạo lập dự án khởi nghiệp với siro húng chanh tỏi đen. Ban đầu, sản phẩm này được chị áp dụng cho con mình khi cháu bị ho, cảm,... về sau, thấy hiệu quả mang lại, chị chia sẻ lên mạng xã hội với mong muốn truyền đạt lại cách thức làm loại siro này cho khách. Từ đây, nhiều người vì không có thời gian nên đã đặt chị làm rồi lâu dần, số đơn hàng tăng lên rõ rệt. Chị viết dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2023 và được giải Khuyến khích. Từ đó, chị thành lập Hợp tác xã (HTX) Lộc Nhiên Phát rồi dấn thân vào con đường khởi nghiệp với nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ tương tự như siro húng chanh tỏi đen.
Mô hình khởi nghiệp của chị Lộc là mô hình tinh gọn. Gần như tất cả quy trình sản xuất, bán hàng đều được áp dụng triệt để công nghệ, chuyển đổi số để tối ưu. “Mình khởi nghiệp trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư hạn chế nên việc triển khai chuyển đổi số là điều tất yếu. Ngoài việc tăng thêm các tính năng tự động hoá cho thiết bị máy móc để giảm số nhân công sản xuất thì quy trình marketing, bán hàng đều được mình thực hiện thông qua mạng Internet. Thay vì đi chào hàng các đại lý, cơ sở nhỏ lẻ thì mình quay clip để quảng bá trên mạng xã hội, sau đó đăng tải thông tin sản phẩm, tư vấn khách hàng, chốt đơn và chuyển thông tin cho đơn vị vận chuyển đến tận tay khách hàng, cuối cùng, khách hàng cũng chuyển khoản vào tài khoản của mình bằng mã QR có sẵn... Từ đầu tới cuối, dù sản phẩm nông thôn nhưng mình vẫn áp dụng chuyển đổi số hiệu quả”, chị Lộc nói.
Hiện nay, thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok và các sàn thương mại điện tử Shopee,... mỗi tháng, HTX Lộc Nhiên Phát bán hơn 1.000 đơn hàng, mang về doanh thu trung bình khoảng 500 triệu đồng. Dự án khởi nghiệp này được đánh giá là mô hình khởi nghiệp tinh gọn, hiệu quả nhờ áp dụng chuyển đổi số ngay từ ban đầu.
Đi lên từ nghề truyền thống của gia đình, trước đây doanh thu hằng tháng của thương hiệu Bánh dừa nướng Bảo Linh có 90% từ các kênh bán hàng offline đến nay đã chuyển dịch sang online 50%, đặc biệt, sản phẩm bắt đầu có mặt ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Ông Phan Đình Tuấn, Giám đốc HTX Sản xuất và thương mại Bảo Linh, kể rằng nghề làm bánh của ông có truyền thống từ gia đình. Thời gian đầu ông cũng đi chào hàng tại các tiệm tạp hoá lớn nhỏ. Sau này, ông mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc, thay đổi mẫu mã sản phẩm, bắt đầu đầu tư mạnh vào marketing online.
“Dịch Covid-19 xảy ra, hoạt động phát triển thị trường offline của Bảo Linh bị ngưng đọng. Bài toán đặt ra là làm sao để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà không cần phải tiếp xúc. Lúc bấy giờ, một doanh nghiệp truyền thống lâu đời như Bảo Linh cũng phải nghĩ đến việc bán hàng online, phải làm marketing trên Internet. Rất may là sau đó, hàng của tôi được ủng hộ, đến bây giờ thì có mặt trên hầu hết các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng”, ông Tuấn nói.
Còn đối với HTX Bà Ba Hội, một thương hiệu tiên phong của Quảng Nam đưa sản phẩm là cá nục rim, bánh chưng và mỳ Quảng ếch xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ, bà Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Giám đốc HTX Bà Ba Hội, cho biết nếu vẫn giữ thói quen sản xuất kinh doanh như trước đây thì rất khó để một HTX nhỏ như Bà Ba Hội có được những đơn hàng lớn như thời gian vừa qua. Chính bà Thuỷ cũng khẳng định, nhờ kết nối từ Internet cộng thêm sự mạnh dạn, dấn thân nên bà mới có cơ hội được cộng tác với một đơn vị xuất nhập khẩu lớn như vậy.
“Chúng tôi chăm sóc “cửa hàng online” một cách chỉn chu, và khi khách hàng ghé ngang cửa hàng đó, họ sẽ ấn tượng và bắt đầu tìm hiểu. Lên google gõ tìm kiếm từ khoá Bà Ba Hội thì có tới 313 triệu kết quả tìm kiếm và ít nhất hơn 10 trang tìm kiếm đầu tiên đều liên quan đến HTX Bà Ba Hội và các hoạt động kinh doanh, sản phẩm thương mại của chúng tôi. Đây là điểm mạnh để thu hút các đơn vị có nhu cầu mua sản phẩm một cách nhanh gọn”, bà Thuỷ chia sẻ.
Theo ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ, Trưởng Ban điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam, những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở Quảng Nam bùng nổ. Số lượng dự án khởi nghiệp được hình thành ở khắp nơi, từ miền biển lên đến miền núi và ở mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay, không có một địa phương nào có mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp rộng và sâu như Quảng Nam.
Theo đó, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp là Ban điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, tiếp theo đó là các hội khởi nghiệp sáng tạo cấp huyện, hoạt động xuyên suốt với nhiều hỗ trợ thiết thực cho các dự án khởi nghiệp. Những năm qua, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Quảng Nam luôn gắn với chuyển đổi số. Bởi Quảng Nam là một tỉnh khó khăn, không có nhiều điều kiện phát triển như các thành phố lớn cần phát huy các mô hình khởi nghiệp tinh gọn, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận hành tự động để cắt giảm chi phí đầu tư cho một dự án.
Ông Sinh cho biết cách đây 2 năm, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức diễn đàn “Kết nối – hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp Quảng Nam thực hiện chuyển đổi số” với sự tham gia của hầu hết các dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, cùng với nỗ lực chuyển đổi số của cấp chính quyền, Quảng Nam cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số, trong đó, việc đẩy mạnh phát triển các sàn thương mại điện tử trong hệ thống nhà nước như website sanpham.quangnam.gov, voso.vn, khoinghiep.quangnam.gov.vn... cũng đã giúp quảng bá sản phẩm khởi nghiệp, OCOP, sản phẩm công nghiệp - nông thôn tiêu biểu của Quảng Nam đến người tiêu dùng.
Ông Sinh cho rằng, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Từ lâu, chuyển đổi số đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như mở rộng tệp khách hàng và thị trường tiềm năng; gia tăng trải nghiệm khách hàng; sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu; tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự; tăng hiệu suất kinh doanh và sản xuất; lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác.
“Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, các doanh nghiệp gặp phải nhiều rào cản, khó khăn khi chuyển đổi số. Khó khăn lớn nhất có thể kể đến chính là chi phí đầu tư vào chuyển đổi số cao, nguồn nhân lực chuyển đổi số còn hạn chế và các doanh nghiệp còn khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh. Chính vì vậy, chúng tôi cần sự chung tay, hỗ trợ thiết thực hơn nữa từ cộng đồng những doanh nghiệp lớn, để hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần đưa sản phẩm Việt bay cao và bay xa hơn”, ông Sinh nói.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.