Ấn Độ 'sờ gáy' loạt startup lớn, lĩnh vực công nghệ chao đảo

Quỳnh Anh - 07/03/2024 15:12 (GMT+7)

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Ấn Độ đã hứng chịu đòn giáng lớn khi các công ty khởi nghiệp được yêu thích là Byju’s và Paytm rơi vào khủng hoảng trong bối cảnh bị giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý và bị cáo buộc quản lý yếu kém.

VNF
Hai startup hàng đầu Ấn Độ là Paytm và Byju's đều đang gặp vấn đề với các nhà quản lý.

Những startup hàng đầu gặp vấn đề

Paytm, từng là ngôi sao công nghệ tài chính ở Ấn Độ, đã vướng vào tranh cãi kể từ tháng 3/2022, sau khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ ra lệnh cho đơn vị ngân hàng của gã khổng lồ công nghệ tài chính này ngừng tiếp nhận khách hàng mới ngay lập tức.

Ngày 31/1 vừa qua, Ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết một cuộc kiểm toán sau đó tại Paytm “đã tiết lộ những hành vi không tuân thủ kéo dài và những lo ngại liên tục về giám sát nghiêm trọng trong ngân hàng”. Do đó, bắt đầu từ tháng 3 năm nay, Paytm không được phép tiếp tục nhận tiền gửi mới vào tài khoản hoặc ví kỹ thuật số của mình.

Tuy nhiên, để có lãi, Paytm cũng được cho là đang bị cơ quan chống lừa đảo liên bang điều tra về khả năng vi phạm luật ngoại hối.

Trong thời kỳ đại dịch, Paytm đã tận dụng sự bùng nổ thanh toán kỹ thuật số ở Ấn Độ, báo cáo số lượng giao dịch tăng gấp 3,5 lần. Các nhà đầu tư như SoftBank, tập đoàn Alibaba và Ant Financial đặt cược lớn vào Paytm, nhưng giá cổ phiếu của nó đã giảm hơn 70% kể từ khi IPO vào tháng 11/2021.

Truyền thông địa phương đưa tin các nhà đầu tư SoftBank và Ant Group hiện đang cắt giảm cổ phần của họ trong công ty thanh toán này.

Không chỉ Paytm, mà Byju’s, công ty khởi nghiệp có giá trị nhất Ấn Độ một thời, cũng đang phải vật lộn để tồn tại. Công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Ấn Độ đã chứng kiến ​​mức định giá của mình giảm mạnh từ 22 tỷ USD xuống còn 1 tỷ USD và phải đối mặt với một loạt vấn đề bao gồm cáo buộc sai phạm về kế toán và quản lý yếu kém có mục đích.

Công ty hoạt động không sinh lời, cung cấp các dịch vụ từ hướng dẫn trực tuyến đến đào tạo ngoại tuyến, từng thu hút hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Được biết, công ty này đang bị giám sát chặt chẽ sau khi chính phủ Ấn Độ thông báo đã ra lệnh kiểm tra tài chính và hoạt động kế toán từ khoảng tháng 7 năm ngoái.

“Tôi nghĩ rằng lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ sẽ bị tổn hại vĩnh viễn vì Byju’s, bởi vì mọi người sẽ không coi đó là một vấn đề đơn lẻ. Họ sẽ coi đây là một vấn đề lớn hơn về khả năng tồn tại của edtech (công nghệ giáo dục)”, Bhavish Sood, đối tác chung của công ty đầu tư mạo hiểm Modulor Capital có trụ sở tại Ấn Độ và là cựu giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Gartner, cho biết.

"Cường quốc" công nghệ mới nổi

Trước đó, đại dịch Covid-19 đã góp phần đẩy nhanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở Ấn Độ. Từ giáo dục trực tuyến và giao đồ ăn đến mua sắm trực tuyến, các công ty công nghệ đều nhận thấy nhu cầu tăng vọt, đem lại cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các startup và các công ty trong ngành.

Năm 2021, chính phủ Ấn Độ đã công nhận hơn 14.000 công ty khởi nghiệp mới, gấp hơn 13 lần so với con số 733 công ty khởi nghiệp trong giai đoạn 2016-2017, theo Khảo sát Kinh tế Ấn Độ giai đoạn 2021-2022. Kết quả là, Ấn Độ đã trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Cùng năm 2021, có tới 44 công ty khởi nghiệp Ấn Độ đạt tới trạng thái "kỳ lân", tức được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Theo dữ liệu từ nền tảng dữ liệu khởi nghiệp toàn cầu Tracxn, nguồn tài trợ mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ cũng đạt kỷ lục 41,6 tỷ USD vào năm 2021.

Thời thế thay đổi

Tuy nhiên, trải qua thời kỳ bùng nổ, nguồn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã giảm 83% vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục 7 tỷ USD vào năm 2021, do nguồn vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu cạn kiệt trong bối cảnh những bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng.

Định giá của Byju's giảm mạnh 95% sau khi các nhà đầu tư cắt cổ phần trong nhiều đợt. Theo báo cáo phương tiện truyền thông, giá trị thị trường của công ty khởi nghiệp này chỉ còn khoảng 1 tỷ USD sau khi BlackRock giảm tỷ lệ nắm giữ tại công ty giáo dục này vào tháng trước.

Byju’s đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tiền mặt, thông báo hồi tháng 1 rằng họ sẽ phát hành quyền sở hữu cổ phiếu trị giá 200 triệu USD để thanh toán “các khoản nợ trước mắt” và các chi phí hoạt động khác. Công ty này được cho là cũng phải vật lộn với việc trả nợ và trả lương cho nhân viên.

Theo dữ liệu của LSEG, những thay đổi và rà soát về mặt pháp lý tại Ấn Độ cũng góp phần ảnh hưởng tới trạng thái của các công ty công nghệ mới nổi. Đơn cử như Paytm, việc bị chính phủ "sờ gáy" khiến giá trị của nó giảm xuống còn 3 tỷ USD tính đến ngày 7/3, trong khi công ty từng được định giá gần 20 tỷ USD khi niêm yết vào tháng 11/2021.

Nhà phân tích Wadhwani từ IvyCap Ventures cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, việc định giá đã bị kéo căng vào năm 2021, đầu năm 2022. Một số công ty đã thực hiện IPO với mức định giá "không tưởng" và gây căng thẳng cho thị trường".

Mathew Chacko, đối tác tại Spice Route Legal, thì cho biết các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đang ngày càng lỏng lẻo trong việc tuân thủ các quy chuẩn của chính phủ, khiến họ dễ rơi vào "tầm ngắm".

Ông Chacko nói: Các công ty khởi nghiệp nên coi việc tuân thủ pháp luật và quy định là một phần thường xuyên trong nhiệm vụ của họ - tập trung vào việc xây dựng các công ty và sản phẩm tồn tại lâu dài - trái ngược với những công ty chơi trò chơi đầu tư mạo hiểm".

Ông Sandeep Agrawal, giám đốc và đồng sáng lập tại Teamlease Regtech, cho biết việc đảm bảo tuân thủ của các công ty khởi nghiệp không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là mệnh lệnh chiến lược đối với các doanh nhân ở Ấn Độ. Ngoài việc tránh bị phạt, việc tuân thủ còn thúc đẩy niềm tin, nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh. Nó thể hiện cam kết về thực hành đạo đức, xây dựng danh tiếng gây được tiếng vang với khách hàng cũng như các nhà đầu tư.

Xem thêm >> Ấn Độ: 'Một nốt trầm nhức nhối' ẩn sau sự bùng nổ BĐS hạng sang

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị đề nghị Công ty TNHH vận hành Vincom Retail đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt.

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.