Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ngày 30/7, tại trụ sở Tòa án quân sự thủ đô, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
3 bị can khác là đồng phạm cùng bị đưa ra xét xử về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Trần Xuân Sơn, Trần Văn Lâm và Đại tá Bùi Văn Tiệp.
Riêng ông Phùng Danh Thắm (cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sau khi đại diện Viện Kiểm sát quân sự công bố bản cáo trạng, phiên tòa xét xử Út “trọc” cùng đồng phạm bước vào phần thẩm vấn.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được công bố tại phiên tòa, khi lập doanh nghiệp lấy tên là Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng, Đinh Ngọc Hệ đã cử Trần Văn Lâm làm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này bị Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, phát hiện có hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng.
Ngày 17/7/2014, theo chỉ đạo của ông Hệ, ông Lâm đã ký công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương, mạo nhận là “doanh nghiệp quân đội làm kinh tế đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng” để xin không xử phạt.
Bị cáo Lâm sau đó cùng Bùi Văn Tiệp và Trần Xuân Sơn làm giả hợp đồng gửi, giữ xăng dầu và các tài liệu nhằm hợp thức số xăng trên là của Sư đoàn 367, không phải xăng bán ra thị trường. Hành vi này bị cho là đã lừa dối các cơ quan chức năng Bình Dương để không bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hơn 1,4 tỷ đồng.
Trả lời tại phiên tòa xét xử sáng nay, bị cáo Trần Văn Lâm (cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn) khai ông ký các thủ tục mua, đăng ký xe quân sự, xe biển số 80A theo chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ. Bản thân ông không nhớ đã ký bao nhiêu hồ sơ.
Liên quan đến vụ việc 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng ở Bình Dương bị lực lượng chức năng địa phương kiểm tra, bị cáo Lâm cũng khai rằng được ông Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo lập văn bản mạo nhận hoạt động công ty chủ yếu phục vụ nhiệm vụ kinh tế quốc phòng để gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xin không bị xử phạt.
Sau đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ liên hệ với ông Bùi Văn Tiệp (cựu Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân) để nhờ sư đoàn 367 xác nhận số xăng dầu trên là của đơn vị này ký gửi.
Tại tòa, bị cáo Trần Xuân Sơn, Bùi Ngọc Tiệp đều thừa nhận lời khai như bị cáo Lâm.
Tuy nhiên, tại tòa, bị cáo Đinh Ngọc Hệ phủ nhận lời khai của các đồng phạm. Bị cáo Hệ cho rằng lời khai của các bị cáo trên hoàn toàn không có chứng cứ, vu khống. “Thời điểm xảy ra vi phạm tại chi nhánh tỉnh Bình Dương, tôi không biết hay có chỉ đạo bất cứ việc gì hết”, bị cáo Hệ nói.
Cũng tại phiên tòa sáng nay, khi được hỏi về tấm bằng đại học giả, bị cáo Đinh Ngọc Hệ thừa nhận bản thân học trường Đại học Mở TP. HCM và mua bằng của Đại học Kinh tế quốc dân.
"Bị cáo được anh em xã hội nói mình không phải đi học, chỉ nộp tiền để người ta học thay, thi thay sẽ có bằng. Bị cáo nhận cái bằng đó về không biết gì hết, vẫn kê khai bình thường”, bị cáo Đinh Ngọc Hệ nói.
Bị cáo Hệ nói tiếp: “Nếu cáo buộc bị cáo là trái quy định của pháp luật về sử dụng bằng đó là quá khắc nghiệt. Bị cáo dù không học vẫn có thể lên quân hàm như hôm nay”.
Ông Hệ cũng khai rằng khi chuyển sang công ty ADCC và bị phát hiện bằng tốt nghiệp giả, từ năm 2005 đã không sử dụng bằng này nữa.
Tuy nhiên, chủ tọa công bố tài liệu cho hay trong 3 năm 2007, 2010, 2012 ông đã ba lần chứng thực về tấm bằng trên.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.